Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > 10 loại bệnh hay gặp ở cá koi và cách chữa trị
10 loại bệnh hay gặp ở cá koi và cách chữa trị

I. Các loại bệnh trên cá koi
  1. Thối đuôi hoặc vây

  • Biểu hiện bệnh:

Đuôi hoặc vây của con cá bị bệnh sẽ có hiện tượng rách tả tơi, thối rữa, cá bơi lờ đờ, ăn ít. Bệnh cần được xử lý nhanh để tránh nguy cơ cá chết.

Bệnh thối đuôi hoặc vây ở cá koi
Bệnh thối đuôi ở cá koi
  • Cách xử lý:

Chúng ta vớt cá bị bệnh ra khỏi bể và nuôi bể, chậu riêng. Dùng thuốc trị bệnh thối đuôi cá.

Vớt các con cá khác ra và tiến hành dọn bể, nên rửa bể cá bằng nước nóng, lau ngóc ngách bể, không nên dùng nước máy để rửa. Ngâm các phụ kiện trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch. Tiến hành thay toàn bộ nước cho bể cá (nước đã khử Clo hoặc sử dụng nước lọc).

Kiểm tra độ PH trong bể, trước khi thả cá vào. Nếu độ PH chưa đảm bảo, bạn có thể cho thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm vào nước để diệt vi khuẩn. Tăng thêm oxy cho cá bằng cách tạo dòng nước chảy xuống hồ hoặc lắp thêm máy sục khí. Nên cho các ăn với một lượng vừa phải, đúng bữa.

  1. Thối miệng

  • Đặc điểm

Bệnh thối miệng ở cá Koi hay chính là lở miệng trông giống như bệnh nấm, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Columnaris – một loại vi khuẩn hình que Gram âm gây ra, vi khuẩn này thường trú ngụ khu vực miệng cá, bên trong miệng cá. Thường thì khi cá có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị mắc bệnh này.

  • Biểu hiện bệnh:

Vùng xung quanh miệng cá sùi lên trông giống như cục bông thường có màu nâu vàng, trắng, trắng xám kèm theo các vệt đỏ ở phần đầu hoặc ở vây, mang.

Bệnh thối miệng ở cá koi
Bệnh thối miệng ở cá koi
  • Cách xử lý:

– Thay 30-50% nước trong bể.

-Thêm muối, và sử dụng thuốc Medfinn.

-Dùng thuốc Melachite Green (không dùng cho cá con), Melafix hay kháng sinh để bôi cho cá.

-Không nên tăng nhiệt độ nước sẽ làm vi khuẩn bùng lên, bệnh nặng hơn. Lưu ý, để phòng bệnh thì cần tránh để nước hồ tăng đột ngột, đảm bảo nước sạch sẽ, không cho cá ăn dư thừa, không nuôi cá quá nhiều, cần thường xuyên vệ sinh bể cá.

  1. Bệnh đốm trắng

  • Đặc điểm

Bệnh đốm trắng hay chính là nấm trắng ở cá Koi là một trong những biểu hiện thường gặp nhất, khi đó nấm trắng sẽ ăn các tế bào và dịch dưới da và dần sẽ làm cá chết, vì vậy cần xử lý bệnh kịp thời.

  • Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh nấm trắng xuất hiện khi độ ẩm không khí cao, nhiệt độ môi trường thấp hoặc hồ cá bẩn khiến nấm trắng sinh trưởng và xâm nhập cá Koi.

  • Biểu hiện bệnh:

 Trên da cá Koi sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên khiến cá Koi bơi lờ đờ và biếng ăn.

  • Cách xử lý:

 Khi thấy cá xuất hiện dấu hiệu của bệnh đốm trắng cần bắt cá ra bể riêng hoặc chậu rồi nhỏ xanh methylen (3- 5 giọt) hoặc dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. Bên cạnh đó, cần cho sủi khí nước bể cá và dùng sưởi tăng nhiệt độ (ở mức 30–32 độ C). Khi cá đã khỏi bệnh mới đưa trở lại bể cá lớn.

Bệnh đốm trắng ở cá koi
Bệnh đốm trắng ở cá koi
  • Cách phòng bệnh:

Cần đảm bảo nguồn nước trong hồ luôn sạch sẽ bằng cách cải tạo hệ thống lọc nước để nguồn nước luôn sạch. Nguồn nước cấp cho bể cá cũng phải đảm bảo sạch sẽ, cá mới mua về nên khử bệnh trước khi cho vào bể. Hoặc có thể sử dụng lưới thủy sản, để hạn chế các vi sinh vật làm ảnh hưởng đến cá. (*)

  1. Bệnh Sùi

  • Biểu hiện bệnh:

-Có dấu hiệu sưng tấy và bung vẩy, triệu chứng đi đôi là sưng mắt.

-Lập tức cách li các đối tượng cá bị nhiễm bệnh ra riêng.

-Càng cách li sớm càng nâng cao cơ hội sống cho cá.

Bệnh sùi ở cá koi
Bệnh sùi ở cá koi
  • Cách xử lý:

Sử dụng thuốc phòng ngừa nhiễm trùng bằng Debride RX.

  1. Kí sinh trùng

  • Đặc điểm

Có nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho cá Koi, tùy từng loại ký sinh trùng mà phân ra các bệnh: bệnh rận cá, bệnh trùng bánh xe, bệnh sán lá, bệnh trùng mỏ neo…

Những loại vi khuẩn và kí sinh trùng gây hại cho cá Koi:

-Vi khuẩn: Aeromonas liên quan đến loét – dùng thuốc Chloranphenicol điều trị   trong 3-4 ngày.

-Vi khuẩn: Pseudomonas giống vi khuẩn Aeromonas – Thuốc Baytril.

-Trùng mỏ neo: Trùng mỏ neo có thể thấy bằng mắt thường cắm sâu vào trong thân cá bằng giác hút – Dùng nhíp gắp ra và sát trùng.

  • Biểu hiện bệnh

Biểu hiện chung của bệnh kí sinh trùng là da cá ra nhiều nhớt, dịch nhờn, da bị phá hủy, viêm loét.

Ký sinh trùng ở cá koi
Ký sinh trùng ở cá koi
  • Cách xử lý:

Vớt cá riêng ra chậu rồi cho thuốc tím vào, nồng độ khoảng 100g/m3, cho cá tắm trong khoảng 1 giờ. Cách ngày tắm 1 lần, tắm liên tiếp trong khoảng 2 tuần và theo dõi bệnh. Ngoài dùng thuốc tím ra thì có thể dùng Formalin, phèn xanh (CuSO4), Potassium Dichromate (K2Cr2O3), Hadaclean. Sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Cần thay nước toàn bộ bể, vệ sinh bể cá.

  1. Nấm

  • Biểu hiện bệnh:

Bệnh nấm ở cá Koi cũng là bệnh khá phổ biến, nấm có thể xâm nhập bất cứ bộ phận nào của cá, xuất hiện các vết hoặc vùng đốm hoặc sùi lên như một lớp bông trên bề mặt, nếu mang cá nhiễm nấm thì sẽ khó phát hiện hơn. Nấm thường bùng phát trong nhiệt độ nước lạnh, và chất lượng nước kém.

Bệnh nấm ở cá koi
Bệnh nấm ở cá koi
  • Cách điều trị:

Bôi lên vùng bị tổn thương loại thuốc sát trùng như Tetra Nhật (theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất) sẽ giúp cá hồi phục trở lại. Lau và loại bỏ vùng bị nấm, sau đó sử dụng kháng sinh cho cá Koi sau đó. Phòng ngừa bằng tăng muối trong bể và tăng nhiệt độ trong bể.

  1. Nổ mắt

  • Nguyên nhân gây bệnh

Do vi khuẩn Streptococcus Spp gây ra khiến mắt cá bị lồi, mờ đục hoặc bị mù. Bệnh nổ mắt cũng khiến gan, thận, tim, ống ruột của cá bị xuất huyết. Bệnh này là bệnh ngoài da, triệu chứng xảy ra là do sự dư thừa chất ở phía sau mắt làm cho mắt cá phình lên.

Đôi khi có thể là vi khuẩn hoặc do bị chấn thương vì cá va chạm vào hồ.

Bệnh nổ mắt ở cá koi
Bệnh nổ mắt ở cá koi
  • Cách điều trị:

-Trộn vào thức ăn của cá: Anti S hoặc Flodoxy Sv hoặc Gentadoxy, sử dụng trong vòng khoảng 5 – 7 ngày (theo hướng dẫn). Trong thời gian điều trị bệnh, nên tăng cường thức ăn chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng cho cá để hỗ trợ giúp cá nâng cao sức khỏe, nhanh phục hồi. Có thể bổ sung thêm: C Mix 25%, Vitstay C Fort, Bioticbest For Export trộn vào thức ăn của cá, thay nước bể cá, có thể dùng thêm một số sản phẩm để làm sạch nước như: Sandi 267 hoặc Doha.

– Bắt cá ra tắm nước muối nhẹ.

– Giảm thức ăn trong thời gian bệnh.

– Thay 25% nước, kiểm tra nước thường xuyên.

  1. Mắt đục

  • Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh này nguyên nhân chủ yếu là nước trong hồ cá ô nhiễm, độ PH không đảm bảo, đặc biệt với hồ cá Koi ngoài trời khi mưa xuống sẽ khiến ảnh hưởng đến độ PH, môi trường nước khiến mắt cá coi bị đục và bơi lờ đờ. Một số nguyên nhân chính từ nhiễm khuẩn, hoặc do thiếu chất gây đục thủy tinh thể của cá.

Bệnh mắt đục ở cá koi
Bệnh mắt đục ở cá koi
  • Cách điều trị:

-Thay toàn bộ nước bể cá, đảm bảo nguồn nước sạch, kiểm tra lại bộ lọc.

-Dùng thuốc trộn vào thức ăn của cá: như thuốc Tetra Nhật hoặc muối hột.

  • Lưu ý khi trị bệnh:

-Sau trận mưa to, mưa rào thì nên thay nước hồ cá, giảm lượng thức ăn để nước hồ được cân bằng trở lại.

-Có thể ít gặp ở Koi nhưng vẫn có thể xảy ra.

-Thuốc Mela – Fix chống nhiễm khuẩn, cải thiện vấn đề ăn uống của Koi.

  1. Bệnh mang

  • Biểu hiện bệnh:

Bệnh mang chính là bệnh nấm mang, lúc này cá Koi sẽ có biểu hiện bơi lờ đờ, mang cá có các vết chấm màu đỏ và màu trắng, mang chảy máu, da có các đám bạc màu hoặc phồng rộp. Tuy nhiên bệnh này cũng thường xảy ra ở cá nhỏ, với cá trưởng thành sẽ ít bị mắc bệnh. Một loại ký sinh trùng tấn công vào mang cá giống như trứng trong mang cá Koi luôn ngáp nước vì khó trao đổi oxy, do bị kí sinh tấn công mang cá. Khi mắc bệnh này, ta phải nhanh chóng chữa trị, nếu không cá có thể chết trong vòng 24 – 48h sau khi xuất hiện bệnh, bệnh này lây nhiễm rất nhanh.

Bệnh mang ở cá koi
Bệnh mang ở cá koi
  • Cách điều trị:

-Cần thay nước bể cá, cho thêm Cloramin vào bể cá để khử trùng, bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá để làm tăng sức đề kháng cho cá và nên hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 18 độ C hoặc nâng cao lên hơn 30 độ C, ở 2 mức nhiệt độ này sẽ giúp làm giảm nguy cơ cá tử vong.

-Tăng lượng Oxy.

-Kiểm tra nguồn nước.

-Sử dụng các sản phẩm trị khuẩn, kí sinh trùng.

  1. Bệnh lổ đầu cá

  • Biểu hiện bệnh:

Kí sinh trùng đơn bào làm tổn thương các lớp da của cá Koi trên đầu. Cá lừ đừ, đầu bị lổ lởm chởm, màu sắc cá tối dần.

Bệnh lổ đầu cá koi
Bệnh lổ đầu cá koi
  • Cách điều trị

Cách li cá với các cá thể cá khác, dùng sản phẩm điều trị riêng trong tầm 10 ngày hoặc sử dụng kháng sinh cho cá theo liều.

II. Phương pháp chữa bệnh chung cho các bệnh của cá Koi

-Để phòng tránh bất kỳ loại bệnh hay nhiễm khuẩn nào xâm nhập vào đàn cá Koi, bạn cần ưu tiên việc giữ sạch ao nước lên hàng đầu. Chuẩn bị sẵn bộ đồ và các loại thuốc sơ cứu để đề phòng bất kỳ đợt bùng phát bệnh nào. Thêm một kinh nghiệm cho bạn, đó là hãy hòa thêm một loại hỗn hợp có chứa I-ốt như Betadine xuống ao để ngăn sự sinh sôi và phát triển của các loài vi khuẩn có hại.

-Các bộ dụng cụ kiểm tra nồng độ PH, cũng như nồng độ Chlorine và Amoniac cũng cần được chuẩn bị sẵn để đảm bảo ao cá của bạn không bị các loại bệnh liên quan tới các chất này xâm nhập. Nên giữ nồng độ Formaldehyde trong ao ở mức ổn định (khoảng 35-47%) để ngăn ngừa ký sinh trùng từ bên ngoài.

-Chuẩn bị nguồn kiến thức đúng đắn là một bước mà bạn nên hoàn thành trước khi nuôi loài cá khó chăm sóc này. Rõ ràng bệnh nhiễm khuẩn là bệnh thường gặp nhất ở cá Koi, do đó cần nghiên cứu các phương án phòng bệnh một cách kĩ lưỡng để bảo vệ đàn cá của bạn.

Bạn cần tư vấn về thiết kế thi công hồ cá koi, cá koi, xin vui lòng liên hệ hotline 0866.640.820

Thẻ:, ,