Home>Blog>12 loại cây ra hoa quanh năm, dễ trồng bạn nên tham khảo
12 loại cây ra hoa quanh năm, dễ trồng bạn nên tham khảo
Để có một khu vườn tràn ngập sắc hoa và hương thơm, bạn cần lựa chọn những loại cây hợp lý để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong sân vườn nhà mình. Cayplus xin chia sẻ một số thông tin về các loại cây phổ biến ra hoa quanh năm, điều kiện sinh trưởng cũng như đặc điểm của hoa để bạn có những lựa chọn tốt nhất cho sân vườn nhà mình.
Những loại cây ra hoa quanh năm, dễ trồng và chăm sóc
1. Mai vạn phúc
Nguồn gốc
Mai vạn phúc Tên khoa học là Tabernaemontana dwarf, thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Có nguồn gốc từ Châu Á.
Đặc điểm
Mai vạn phúc được trồng rất phổ biến trong sân vườn hiện nay. Do đặc điểm dễ sinh trưởng, tán tròn rất đẹp, ra hoa quanh năm và thích hợp trong rất nhiều kiểu vườn, kể cả kiểu vườn Nhật.
Đây là loài cây nhỏ nhắn được trồng thành những bụi, khóm nhỏ.
Mai vạn phúc thuộc loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhiều nhánh. Cây được trồng thành từng bụi, tán lá hình cầu rộng khoảng 1 – 1,5m. Cây mai tiểu thư trưởng thành có thể có chiều cao đạt tới 0,4 – 1m hoặc hơn. Trong thân cây có chứa nhựa mủ trắng. Mai vạn phúc
Lá cây thuộc dạng lá đơn, mọc đối thành dạng xoắn dọc theo thân cây nhìn khá ấn tượng. Lá có màu xanh bóng và cuống lá ngắn. Hình dạng của lá như hình mũi mác hoặc elip thuôn, thu hẹp dần về phía hai đầu. Kích thước chiều dài trung bình lá đạt được thường là khoảng 5 – 12cm.
Hoa mai vạn phúc có màu trắng kết thành những chuỗi hình ống mảnh, dài khoảng 1,7cm. Mỗi hoa gồm 5 cánh nhỏ như hình lưỡi liềm, phiến cánh hoa có đường kính từ 2 – 2,5cm. Các đài hoa dạng hình trứng, ngắn và có màu xanh lá cây. Hoa thường mọc ra ở đầu cành hoặc dưới nách lá, tạo thành từng cụm nhỏ. Hoa mai tiểu thư thường nở quanh năm và có mùi thơm dịu nhẹ.
Quả mai vạn phúc là dạng quả nang thuôn, có nếp theo chiều dọc. Quả có màu đỏ và kích thước với chiều dài khoảng 2 – 4cm.
Cách chăm sóc
Mai vạn phúc chịu nắng và cũng có khả năng chịu bóng tương đối. Vì vậy có thể trồng ở nơi ánh nắng chói hoặc nơi có ít ánh nắng hơn (thời gian nắng ½ ngày).
Tưới nước: Tưới nước là một việc vô cùng quan trọng đối với bất kỳ loài cây nào và cây mai tiểu thư này cũng vậy. Việc tưới này cần thực hiện một cách thường xuyên từ khi trồng cho đến khi cây trưởng thành. Vào những ngày mát trời thì chỉ cần cung cấp nước cho cây vào buổi sáng, còn vào những hôm oi nóng thì nên tưới nước vào cả buổi sáng sớm và chiều tối.
Bón phân: Việc bón phân cho loài cây hoa cảnh này cần phải tiến hành theo chu kỳ nhất định, thường là 1 tháng/1 lần. Đặc biệt, nhiều người còn tận dụng nước vo gạo để tưới cho loài cây này. kém đó là cắt tỉa cây. Cắt tỉa cây sẽ giúp bạn loại bỏ được những cành lá rườm rà, lá khô, lá héo, từ đó giúp cây tập trung chất dinh dưỡng vào những bộ phận khác. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến việc thoát nước cho cây mai vạn phúc này vào những ngày mưa gió để tránh ngập úng và chết cây.
2. Mẫu đơn đỏ
Nguồn gốc
Tên thường gọi: Cây hoa mẫu đơn
Tên gọi khác: Cây hoa mẫu đơn còn được nhiều nơi gọi là cây long thuyền hoa, cây nam mẫu đơn hay cây trang. Mẫu đơn Tên khoa học: Ixora coccinea
Họ: Cây hoa mẫu đơn thuộc họ Thiến thảo (họ Rubiaceae)
Nguồn gốc: Cây hoa mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng
Đặc điểm
Cây nhỏ, nhẵn, nhiều cành, mọc thành từng bụi, cây cao khoảng từ 0,6 – 2m, tuy nhiên vẫn có nhiều cây cao tới 3m. Mẫu đơn + Lá gần như không có cuống lá, phiến lá láng, lá có hình bầu dục, hai đầu nhọn và mọc đối xứng nhau. Chiều dài lá khoảng 5-10 cm, chiều rộng khoảng 3-5 cm.
Hoa mẫu đơn nhỏ, dài và mọc ở cuối mỗi cành, mọc thành từng chùm. Quả mẫu đơn đỏ tím, cao 5 – 6 mm, rộng 6 – 7 mm. Mỗi ô có một hạt, cao 4 – 5 mm, rộng 3 – 4 mm, phía bụng thì hõm vào còn phía lưng phồng lên.
3. Ngọc bút
Nguồn gốc
Tên gọi: Cây Ngọc Bút, Lài Trâu, Cây Ngọc Anh, Cây Hoa Ngọc Anh. Thuộc họ thực vật Trúc Đào (Apocynaceae).
Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Đặc điểm
Cây Ngọc Bút thuộc dạng thân gỗ thấp, phân cành và nhánh nhiều. Cây thích hợp trồng theo bụi làm tiểu cảnh, hàng rào, đường viền cảnh quan. Lá cây hình bầu dục, thuôn dài và phình ở giữa, nhọn ở đỉnh. Lá có màu xanh đậm và bóng.
Ngọc bút + Hoa Ngọc Bút có 2 loại là hoa đơn và hoa kép nhưng đều có màu trắng. Mép cánh hoa uốn lượn, hoa mọc chủ yếu ở ngọn cành. Mỗi bông hoa Ngọc Bút đơn có 5 cánh xếp sát nhau xòe giống hình chong chóng nhưng không có mùi thơm. Ngọc bút Hoa kép gồm nhiều cánh xếp thành từng lớp nhỏ dần và có mùi thơm dễ chịu. Cây thường cho hoa nở rộ vào mùa hè.
Cách chăm sóc
Cung cấp lượng nước phù hợp tránh để đất khô hoặc ứ đọng nước làm giảm sức sống, hạn chế sự phát triển của cây. Định kỳ bón 1 lần/ tháng bằng phân NPK. Nếu cây được trồng nơi đất nhiều dinh dưỡng thì có thể xem xét và có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Cắt tỉa cành, lá, uốn tạo dáng cây đẹp theo sở thích của bạn. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại cây để có biện pháp xử lý kịp thời. Để lâu sẽ làm cây mất vẻ đẹp cũng như sức sống dẫn đến chết cây.
4. Ngọc hân
Nguồn gốc
Tên thông thường: hoa ngọc hân, bâng khuâng Tên khoa học: Angelonia goyazensis Benth Họ thực vật: Scrophulariaceae (họ Mõm sói)
Nguồn gốc xuất xứ: Đông Nam Á
Đặc điểm
Hoa Ngọc Hân là loài cây thân thảo, thường mọc thành bụi, cao trung bình khoảng 40-50cm, khi phát triển hết mức có thể đạt tới độ cao 1,5m, cây rất ưa nắng và không khí ẩm.
Thân cây thường mọc thẳng đứng, dễ gãy, thân có nhiều lông phân thành nhiều nhánh nhỏ, mềm và rất dễ gãy.
Lá mọc từ thân và nhánh, lá không có cuống, hai bên mép có răng cưa nhỏ. Lá hẹp dài khoảng 3-5cm rộng khoảng 0,5cm, vuốt nhọn ở cuối lá. Giữa lá có gân nổi rõ và lá có màu xanh đậm.
Hoa của cây thường có hai màu tím và trắng có 4 nhụy, bầu hai ô lõm sâu xuống, hoa thường mọc ở nách lá hoặc tập trung ở đầu ngọn của thân.
Rễ cây có dạng chùm, chúng bám rất chắc và khỏe, thường bò ngang và nhiều.
Cách chăm sóc
Ánh sáng: để đảm bảo cây phát triển tốt, cần đặt cây nới có ánh sáng từ 4 giờ một ngày.
Đất trồng: phải là loại đất giàu dinh dưỡng, thoáng khí và giữ ẩm tốt. Tốt nhất là loại đất có độ pH có tính axit nhẹ, như vậy cây sẽ phát triển tốt và bền vững.
5. Nguyệt quế
Nguồn gốc
Cây nguyệt quế có nguồn gốc ở miền Nam Trung Quốc; Đài Loan, các lục địa ở Ấn Độ, Đông Nam Á và phía bắc Australia
Đặc điểm
Thân: Cây nguyệt quế có chiều cao lên tới 6m nhưng thường thấy thấp hơn nhiều chỉ từ 2 – 4 m. Thân cây nguyệt quế lúc còn non có màu xanh nhẵn bóng hoặc phủ vài sợi lông nhỏ. Thân cây hoa nguyệt quế lúc già thành thân gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt và sần sùi.
Lá: Các lá cây nguyệt quế mọc xen kẻ dọc theo thân và được mang trên cuống lá. Những cụm lá cây hoa nguyệt quế dài 6 – 11.5 cm là tập hợp 2 dãy lá đối xứng với 3 – 9 chiếc lá.
Hoa: Các bông nguyệt quế thơm nằm trong cụm lên đến 8 hoa tại những đỉnh nhánh hay ở trên những nơi mọc cụm lá (nách lá). Mỗi bông hoa có 5 đài hoa màu xanh và 5 cánh hoa màu trắng (đường kính 10 – 18 mm) uốn cong về phía sau. Các hoa nguyệt quế có 10 nhị hoa và một bầu nhụy trên đỉnh nhị, đầu nhụy có dạng hình cầu.
Quả: Quả cây nguyệt quế có hình trứng đến hình bầu dục dài khoảng 10 mm. Quả cây hoa nguyệt quế chuyển từ màu xanh sang màu cam hay đỏ tươi khi chín và có 1 hoặc 2 hạt giống hình giọt nước đục, màu vàng xám hoặc hơi xanh.
Cách chăm sóc
Đất: Cây hoa nguyệt quế thích hợp nơi đầy nắng trong đất thoát nước tốt và giàu chất hữu cơ.
Nước: Cây nguyệt quế có nhu cầu nước trung bình. Cần giữ ẩm cho đất liên tục để cây có thể sinh trưởng tốt
Ánh sáng: Nguyệt quế ra nhiều hoa hơn nếu được trồng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời
Phân bón: Để cây sinh trưởng tốt hơn; nên bổ sung phân hữu cơ và NPK định kỳ 2 tháng 1 lần
Cắt tỉa: Để duy trì một hàng rào cây nguyệt quế ta chỉ cần cắt tỉa nhẹ 2 – 3 lần trong năm vào mùa xuân và mùa hè. Cắt tỉa nhẹ thêm một lần trong mùa thu sau khi cây ra hoa.
6. Ngũ sắc tím
Nguồn gốc
Tên thường gọi: cây ngũ sắc
Tên gọi khác: Cây trâm ổi, cây thơm ổi, hoa ngũ vị Tên khoa học: Cosmos Bipinnuatus Họ thực vật: Cây ngũ sắc tím rủ thuộc họ Cúc
Nguồn gốc: Cây ngũ sắc tím rủ có nguồn gốc từ Brazin, Jamaica và các nước Châu Mỹ nhiệt đới. Còn ở Việt Nam thì loài cây này lại phân bố rộng khắp các vùng miền.
Đặc điểm
Là một giống cây thân thảo, trên thân có nhiều lông mềm và có gai nhỏ chi chít khắp trên thân cây. + Chiều cao cây trung bình từ 25 –> 50cm, thường mọc thành các bụi ở ven đường, trên đồi hay các cánh đồng ở làng quê.
Hoa chính là điểm nhấn đặc biệt và nổi bật nhất của loài cây cảnh này. Đúng như tên gọi của nó, những cánh hoa của loài cây này có màu tím rất đặc trưng, rất lãng mạn. Hoa ngũ sắc tím rủ có 5 cánh màu tím bao quanh nhị vàng và thường mọc thành cụm, tạo nên một tổng thể giống như một khối cầu nhỏ nhắn. Mặt khác, hương hoa có mùi thơm rất đặc biệt giống như mùi trái ổi chín, và đó cũng là lý do khiến cho loài cây hoa này có tên gọi khác là cây trâm ổi hoặc cây thơm ổi.
Cây có hàm lượng tinh dầu cao nên mùi hơi khó ngửi
Cách chăm sóc
Trồng cây ngũ sắc tím, cây trâm ổi ở nơi có ánh sáng => cây mới phát triển tốt và ra hoa. + Bổ sung đủ nước và bón phân định kỳ để dinh dưỡng để cây sinh trưởng và nuôi hoa.
Thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để cây cho nhiều hoa hơn.
Rễ trâm ổi phát triển rất nhanh nên khi trồng cây trâm ổi trong chậu trồng cần thay chậu định kì.
7. Nhài Nhật
Nguồn gốc
Tên gọi khác Cây Nhài Nhật: Nhài Tây
Tên khoa học: Brunfeldsia hopeana Benth. Họ: Solanaceae (Họ Cà)
Tên tiếng anh: Manaca Rain-tree, yesterday-today-tomorrow plant
Nguồn gốc xuất xứ: Nhật Bản Nhài nhật
Đặc điểm
Cây hoa nhài nhật có thân gỗ dạng bụi. Chiều cao tầm 3m. Dọc trên thân có nhiều vết nứt dọc, thân mọc thẳng và phần nhiều cành nhánh.
Lá nhài nhạt xanh đậm. Phần đầu lá hình giáo nhọn, mép nguyên và phiến lá nhẵn, phía dưới mặt lá có nhiều gân nổi. Nhài nhật
Những bông hoa nhài nhật nở tập trung ở đầu các cành, hoa dạng đơn mỗi đầu cành có từ 2 – 3 bông. Mỗi bông hoa có 5 thùy xòe rộng. Lúc nở hoa có màu tím và về chiều chúng dần chuyển sang màu trắng. Nhiều người nhầm tưởng và gọi chúng với cái tên là hoa hai màu. Thời gian hoa nở đến lúc tàn kéo dài được 1 tuần.
Cách chăm sóc
Nhiệt độ: Thích hợp với khí hậu mát, nhiều nắng. Càng khô hạn cây càng cho nhiều hoa. Nước: Mỗi ngày tưới nước cho cây 1 lần. không cần tưới quá nhiều nước.
Đất trồng: Cây phù hợp với nhiều loại đất khác nhau như là: đất pha cát, đất thịt, đất phèn hay đất phù sa.
Phòng trừ sâu bênh: Nếu cây bị rệp gây hiện tượng vàng úa lá mất sức sống. Cần phun thuốc phòng bệnh định kỳ cho cây nhài nhật.
8. Nhài ta
Nguồn gốc
Hoa nhài hay còn gọi là hoa lài, mạt ly, nhài đơn, mạt lợi có tên khoa học là Jasminum sambac. Là một loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực giữa Ấn Độ, Nam Á, Đông Nam Á.
Đặc điểm
Cây hoa nhài thuộc loại cây thân gỗ, mọc thành bụi. Lá có hình bầu dục hay oval, màu xanh đậm và bóng cả hai mặt, gân lá nổi rõ. Cây phân nhiều nhánh dài, màu xanh lục, mọc đối nhau, cuống lá ngắn.
Hoa nhài có màu trắng hoặc vàng thường ra theo chùm từ 3 – 15 bông ở nách lá hay ngọn cây. Và thường nở vào khoảng nửa đêm hoặc giữa trưa trong ngày. Lúc này mùi hương của hoa cũng nồng nàn nhất. Cánh hoa mềm mịn, xếp chồng nhiều lớp tạo thành những bông hoa có kích thước từ 2,5 đến 5cm.
Cây hoa nhài thường ra hoa quanh năm nhưng rộ nhất là vào mùa hè.
Cách chăm sóc
Cây hoa nhài có thể trồng ở bất kỳ đất ẩm nào mà không bị ngập nước. Nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng đầy đủ hoặc chịu bóng bán phần. Cần tưới nước thường xuyên cho cây để đất được ẩm. Lưu ý tưới nước không để đọng quá nhiều trên lá, tưới vừa phải không làm sũng đất trồng.
Thường xuyên cắn tỉa cành, lá xấu, úa cho cây để tạo dáng cây đẹp và phòng tránh sâu bệnh hại cho cây. Nên định kỳ bón phân hữu cơ cho cây để cây khỏe mạnh, phát triển tốt.
9. Thanh tú
Nguồn gốc
Tên thường gọi: Cây thanh tú Tên gọi khác: cây hoa thanh tú, cây bất giao
Tên khoa học: Evolvulus alsinoides, Evolvulus glomeratus
Họ: Convolvulaceae
Nguồn gốc xuất xứ: Nguồn gốc từ Châu Phi, ngày nay được trồng khắp mọi nơi Thanh tú
Đặc điểm
Cây Thanh Tú thuộc dạng thân thảo, mọc theo bụi, cây cao khoảng 20 – 70cm. Dù thuộc họ Bìm Bìm nhưng cây không leo mà phân cành và nhánh nhiều nên rất thích hợp làm cây trồng ban công.
Lá cây Thanh Tú là dạng lá đơn, mọc cách hình trái xoan. Bề mặt lá có lớp lông mỏng, mềm, mịn. Thân cây mọng nước và có màu nâu đỏ.
Hoa Thanh Tú có màu xanh dương rất đẹp và bắt mắt. Hoa thường mọc ra từ nách lá tập trung phía đầu cành. Hoa Thanh Tú nhỏ xinh gồm 5 cánh mỏng, mềm, hơi tròn. Nhụy hoa màu trắng hình ngôi sao. Cây Thanh Tú rất sai hoa và hoa nở quanh năm.
Cách chăm sóc
Cây thanh tú thuộc loại thân thảo nhưng rất khỏe, dễ trồng, không cầu kỳ chăm sóc, có thể trồng trên toàn quốc quanh năm. Cây Thanh tú phát triển nhanh, đẻ nhánh khỏe, ưa nắng sáng nhưng cũng chịu được bóng bán phần. Trồng nơi nhiều nắng thì cây càng sai hoa. Thanh tú cũng giống như các loại cây thân thảo khác, ưa đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Lượng nước tưới cho cây nhiều bởi một chậu cây khá xum xuê, hàng tháng bạn nên bón phân điều độ để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cây sẽ sai hoa. Khi hết lứa hoa bạn có thể cắt hết cành sát gốc để cây mọc chồi mầm , ra lứa hoa mới. Cành cắt đi đem giâm lại được một chậu khác. Khi giâm cành nên chọn cành bánh tẻ, màu nhánh cây thanh tú xám làm hom để nhân giống.
10. Bách thủy tiên
Nguồn gốc
Cây hoa bách thủy tiên có tên gọi khác là: cây thủy cúc, cây từ cô lá tim
Tên khoa học: Echinodorus cordifolius Họ thực vật: Alismataceae
Nguồn gốc: Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ. Bách thuỷ tiên
Đặc điểm
Cây bách thủy tiên mọc lan, chiều cao trung bình chỉ từ 20 – 50cm tùy môi trường sống. Cây hầu như không có thân, phía trên của cây được tạo thành nhờ các lá có kích thước lớn với cuống dài, vươn thẳng. Lá cây có dạng trứng hoặc hình tim khá lớn, phía ngọn và đuôi lá hơi bo tròn.
Lá có màu xanh thẫm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn một chút. Viền nhẵn, bề mặt lá có các đường gân nổi rõ. Vẻ đẹp của cây bách thủy tiên nằm ở phần hoa và rễ.
Hoa bách thủy tiên có kích thước nhỏ, gồm 3 cánh mỏng màu trắng, phía trong là nhị hoa màu vàng nhạt. Hoa nở theo dạng tụ tán, cụ thể từ các bẹ lá sẽ mọc ra những phát hoa, trên mỗi phát có từ 3 – 8 vòng hoa, trên mỗi vòng hoa lại có từ 3 – 15 chiếc. Cây bách thủy tiên có rễ dạng chùm, khi trang trí trong lọ thủy tinh, bộ rễ trắng muốt tỏa ra mang lại vẻ đẹp vô cùng độc đáo.
Cách chăm sóc
Tưới nước: nếu trồng cây thủy sinh, bạn không cần phải tưới nước cho cây, thay vào đó hãy định kỳ thay nước trong chậu, khoảng 10 – 14 ngày thay một lần là được. Thi thoảng có thể phun sương lên lá sau đó lau sạch để lá sáng đẹp hơn.
Dinh dưỡng: cách bón phân cho cây bách thủy tiên khá đơn giản, cứ khoảng 1 tháng bạn nhỏ một ít dung dịch thủy canh vào chậu. Nếu trồng trên đất ẩm thì hòa phân đạm với nước rồi tưới quanh gốc là xong.
Ánh sáng: bách thủy tiên là loài ưa sáng, do đó vị trí đặt cây phải đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển. Các vị trí phù hợp nhất là cửa sổ, giếng trời, ban công… Nếu không đặt được cây ở chỗ nhiều sáng, thì mỗi tuần bạn mang chậu cây ra ngoài trời khoảng 1 tiếng cho cây quang hợp là được.
Phòng trừ sâu bệnh: cây bách thủy tiên thường gặp tình trạng vàng lá hay phấn trắng. Nếu bị vàng lá thì cần phun sương và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng gắt. Còn phần trắng bạn chỉ cần lau sạch là được, tình trạng nặng thì có thể mua thuốc về phun diệt.
11. Cẩm tú mai
Nguồn gốc
Tên khoa học: Cuphea hyssopifolia.
Tên tiếng Anh: Elfin Herb, False Heather, Mexican Heather hay Hawaiian Heather.
Cây thuộc họ: thực vật Lythraceae (bằng lăng).
Nguồn gốc từ: Mexico, Honduras và Guatemala.
Đặc điểm
Thân: Cẩm tú mai thuộc loại thân bụi, kích thước và chiều cao thấp, khoảng 14cm đến 65cm. thân màu xanh sẫm, dưới gốc có màu nâu sẫm.
Lá: Lá thường có kích thức bé, phân bố mọc đối, có hình bầu dầu nho nhỏ, lá có màu xanh trên mặt trên của lá bóng quanh năm.
Hoa: Hoa cẩm tú mai nở quanh năm, mọc thành cụm bên trên, cuống hoa ngắn, bông hoa nhỏ. Hoa của cây cẩm tú mai có màu tím, bông nhỏ có 6 cánh, vòi ống hoa hơi dài, các cánh hoa loe rộng ra. Từ tháng 1 đến cuối tháng 9 là thời gian ra hoa nhiều nhất trong năm.
Quả: hầu như qủa hoa cẩm tú mai thường rất hiếm khi có.
Cây: cây hoa cẩm tú mai có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và mọc khỏe, đối với các chồi đều có tỷ lệ nẩy chồi cao.
Cách chăm sóc
Nước tưới: Chúng ta thực hiện tưới đều đặn hằng ngày lên thân và gốc cây, tưới ít nước. Khi tưới chúng ta không nên tưới xối xả, chúng ta nên tưới kiểu dạng phun mưa, tránh dập lá, cành và hoa. Không nên để cây thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến vàng lá, héo khô và chết.
Ánh sáng: Muốn cây cẩm tú mai ra hoa liên tục thì nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nên kết hợp dọn cỏ sạch và cắt tỉa các cành lá sâu, úa vàng để cây nhận được ánh sáng tốt nhất có thể.
Bón phân: Để cây được bền và đẹp, luôn xanh tốt ta cần bón phân định kỳ cho cây. Cẩm tú mai thường được trồng viền hoặc kết hợp với những cây khác nễn rất dễ bị cạnh tranh dinh dưỡng, vì vậy ta nên chú ý bón đủ NPK cho cây. Nhiều người muốn cây cẩm tú mai mọc nhanh cho nhiều hoa, bón thật nhiều phân đặc hoặc bón quá nhiều lần, như vậy sẽ làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài dẫn đến mép lá khô vàng.
Hãy liên hệ với Cayplus để chúng tôi tư vấn trực tiếp về cây hoa quanh năm trong sân vườn nhà bạn. Hotline : 0866.640.820 / 0972 8666 12
Hãy để Cayplus trở thành đối tác đồng hành của bạn trong việc tạo dựng những không gian cảnh quan độc đáo, đẹp và ấn tượng. Chúng tôi tự tin sẽ vượt qua mọi mong đợi của bạn và mang lại những trải nghiệm cảm xúc đích thực trong không gian sống của bạn.
Những bài viết liên quan
100% khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ của chúng tôi!
Bí quyết lựa chọn lu nước trang trí sân vườn đẹp, hợp phong thủy
Lu nước trang trí sân vườn chính là chi tiết giúp tô điểm thêm cho vẻ đẹp không gian nhà...