Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > 50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn/ trong nhà (phần 2)
50 loại cây ưa bóng râm thường được trồng trong sân vườn/ trong nhà (phần 2)
  1. Dương xỉ

  • Nguồn gốc

Polypodiaceae là tên khoa học của họ dương xỉ. Xuất xứ từ các vùng nhiệt đới, dương xỉ là loài cây ưa ẩm và bóng râm. Với chiều cao từ 20-50cm, Thuộc loại cây thân thảo có thân rễ hoặc thân bò lan. Cuống lá dương xỉ có vảy màu nấu cứng, phần củ chưa thịt.

  • Cây dương xỉ

     

    Đặc điểm

Lá cây dương xỉ có dạng lá chét, mọc kép với phần đỉnh hơi tròn. Lá màu xanh có các mép khía dạng tai bèo hoặc viền răng cưa ngắn, đa phần không lông. Khi trồng trong bóng râm lâu ngày, lá dương xỉ có màu xanh xỉn, khi đưa ra ngoài nắng lá chuyển màu xanh sáng hoặc hơi vàng. Cây dương xỉ có nhiều lá nhìn rất xum xuê và đẹp mắt.

  • Cách chăm sóc

Ánh sáng: cây dương xỉ là loài cây ưa bóng râm, vì thế không nên đặt cây quá lâu tại vị trí nhiều nắng như ban công hay sân trống. Nên đặt cây tại vị trí râm mát, nếu cần hãy đưa cây ra ngoài nắng mỗi tháng một lần để cây quang hợp tốt.

Tưới nước: cây dương xỉ trồng trong nước thì bạn chỉ cần thay nước hàng tháng cho cây. Còn nếu trồng cây trong chậu đất, bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày để đảm bảo độ ẩm. Nhưng chú ý lượng nước tưới đủ ẩm chứ không làm úng cây.

Dinh dưỡng: trồng cây dương xỉ trong chậu đất cần bón phân khoảng 2-3 tháng một lần để cây đủ dinh dưỡng. Đối với cây thủy sinh, bnaj đơn giản chỉ cần bổ sung dịch dinh dưỡng vào bình nước là được

  1. Cây hạnh phúc

  • Nguồn gốc

Cây có tên khoa học là Radermachera sinica, thuộc chi Heteropanax được phát hiện đầu tiên ở các khu rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á và Trung Quốc.

Cây hạnh phúc

  • Đặc điểm

Cây hạnh phúc là loại cây sống lâu năm, có thể cao đến gần 3m. Thân cây trưởng thành dạng gỗ, vở cây có các vứt nứt dọc. Tán lá cây dày và xanh mướt từ gốc tới ngọn. Lá non có màu xanh non và chuyển xanh đậm đói với các lá già. Cành là dài từ 20-35cm, phần thành các nhánh nhỏ, sau đó mọc ra các lá nhỏ 2-4cm. Lá cây xanh bóng, mép lá trơn không có răng cưa tuy nhiên hơi cong gợn sóng.

Hoa hạnh phúc mang màu trắng tinh khôi, sau khi đơm hoa, cây sẽ ra quả dáng hình đậu. Nếu đặt cây trong môi trường văn phòng, cây hạnh phúc thường có lá cây xanh nhạt, phát triển chậm hơn, tán lá cũng thưa hơn và hiếm ra hoa.

  • Cách chăm sóc

Nước: Tùy vào đều kiện môi trường đặt cây mà ta cân đối nước tưới, thường cây Hạnh Phúc để trong môi trường văn phòng thì 1 tuần ta tưới 1 lần hoặc ta để ý khi đất chuyển sang khô thì để thêm khoảng 2 – 3 ngày cho đất khô hẳn rồi ta mới tưới tiếp mỗi lần chỉ cần tưới ẩm đất không nên tưới quá nhiều nước và tưới nhiều lần cây dễ bị úng thân.

Cây hạnh phúc

Ánh sáng, nhiệt độ: Mặc dù cây có thể sống ở điều kiện trong nhà, nhưng bản chất cây Hạnh Phúc rất thích nắng, ánh nắng buổi sáng đến 8h và sau 17h là ánh nắng lý tưởng, hoặc dùng lưới che bớt 30% ánh sáng khi để ngoài trời, cây để trong nhà nên để ở hiên, dưới bóng điện, nơi thoáng mát.

  1. Hạt dưa

  • Nguồn gốc

Cây hạt dưa hay cây lan hạt dưa, có tên khoa học: Dischidia sp, thuộc họ: Asclepiadaceae.

  • Đặc điểm

Là cây thân thảo sống phụ, thường được trồng trên các chậu treo, cành nhánh mềm rủ xuống.

Cây hạt dưa

Lá đơn, mọc đối, mép nguyên, dày, mập, màu xanh pha trắng, đôi khi ở các lá non có màu trắng sữa.

  • Cách chăm sóc

+ Tưới phun nhẹ lên bề mặt lá, tưới thường xuyên, lượng nước không cần nhiều.

+ Cho cây thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng nhẹ.

  1. Cây hồng môn

  • Nguồn gốc

Cây hồng môn còn được gọi là cây hồng môn, vĩ hoa đỏ, buồm đỏ, có tên khoa học: Anthurium andreanum, thuộc họ Araceae – ráy, chiều cao khoảng 20-60cm. Tiểu hồng môn xuất xứ từ Nam Mỹ.

Cây hồng môn

  • Đặc điểm

+ Hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ dạng cây ráy nhưng thân cứng và các bẹ lá ôm gọn hơn, sống lâu năm.

+ Lá tiểu hồng môn máu xanh thẫm, hình trái tim xinh xắn, mọc trên cành dài xanh mướt trông như chiếc ô xinh xắn.

Cây hồng môn

+ Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng, dịu dàng ôm lấy hoa tự màu vàng. Trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Mỗi khóm hoa tiểu hồng môn thường có 17-20 lá và 4-5 bông hoa.

  • Cách chăm sóc

Ánh sáng: cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá. Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.

Nhiệt độ: tiểu hồng môn ưa mát, cây chịu nóng và lạnh kém, có thể khiến cây bị thối nhũn do nhiệt độ cao hoặc thấp quá. Tiểu hồng môn có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, nhiệt độ phù hợp với cây từ 16-25oC.

Độ ẩm: Tiểu hồng môn ưa ẩm, thích hợp nhất khoảng 70-80%.

Đất trồng: Cây tiểu hồng môn ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng. Công thức đất trồng phù hợp khi thêm vào đất thịt là ¼ trấu hun+ ¼ phân chuồng + ½ xơ dừa.

  1. Huyết dụ kiếm

  • Nguồn gốc

Cây huyết dụ kiếm có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Papua New Guinea nhưng sau đó được người mang đi khắp vùng Thái Bình Dương.Cây huyết dụ kiếm

Với những đặc điểm độc đáo của mình, cây huyết dụ kiếm đã được trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Úc và Đông Á trong đó có Việt Nam.

  • Đặc điểm

+ Thân: Huyết dụ kiếm là cây mọc theo bụi, thân thẳng, không phân nhánh. Cây nhỏ có chiều cao từ 50 – 100cm, cây trưởng thành có thể cao 3m tùy điều kiện môi trường.

+ Lá: Lá cây hình lưỡi kiếm có chiều dài từ 50 – 70cm. Lá thuôn, dẹp hình dải, nhọn đầu. Lá cứng nhiều màu sắc. Lá tập trung ở đầu cành, xếp tỏa tròn quanh thân có bẹ ôm. Lá non có nhiều vạch đỏ sau đó chuyển sang cam. Lá trưởng thành có màu xanh nhạt, viền đỏ xung quanh.

+ Hoa: hoa mọc theo chùm nhỏ màu vàng hoặc đỏ. Hoa có hương thơm nhẹ.

+ Quả: quả màu đỏ mọng, có 1 hạt.

  • Cách chăm sóc

Tưới nước: Cây không yêu cầu nhiều nước khoảng 1 lần/tuần.  Vào mùa hè cần tưới nước nhiều hơn khi thấy đấy se khô cần bổ sung nước ngay.

Thay chậu: Cây phát triển trung bình nên sau khoảng 2 năm cần thay chậu. Việc thay chậu bổ sung dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Bón phân: Trong quá trình trồng cây nên đổ sung Mg và K vì đây là 2 loại phân bón cần thiết cho cây. Lưu ý mùa đông không nên bón phân vào đất.

Phòng trừ sâu bệnh hại: đây là cây trồng ít bị sâu bệnh phá hại nhưng vẫn cần kiểm tra thường xuyên. Vào mùa đông cần lưu ý cây dễ bị trĩ phá hại làm hoạt tử và gây chết.

  1. Huyết dụ

  • Nguồn gốc

Cây huyết dụ là một loài thực vật có hoa trong họ Măng Tây, chúng có tên khoa học: Cordyline fruticosa vartribcolor. Cây có nguồn gốc từ Đại Tây Dương.

Cây huyết dụ

  • Đặc điểm

+ Lá thường mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy nhìn có hình lưỡi kiếm, cuống dài có bẹ và rãnh ở trên mặt của những chiếc lá. Chiều dài của là từ 30cm – 50cm, rộng khoảng 10 cm- 15cm gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng có thể có màu xanh hoặc đỏ tía kết hợp với nhau. Ngoài ra còn có các màu kết hợp khác như: tím, đỏ, vàng, trắng.

Cây huyết dụ
Cây huyết dụ

+ Những cụm hoa huyết dụ thường mọc ở ngọn, thanh thành từng chùm xim, thùy phân nhánh dài khoảng 30cm – 40cm, mỗi nhanh mang những bông hoa màu trắng, ở phía mặt ngoài màu tía với kích thước 1.25cm, 2 lá đài thuôn nhọn, 3 cánh hoa hơi thắt lại ở giữa, 6 nhị thò ra ngoài tràng, 3 ô bầu.

+ Quả có hình cầu nhìn rất mọng.

+ Mùa hoa và quả của cây thường vào tháng 12 -1

  • Cách chăm sóc

Ánh sáng: Loại cây này thích hợp với ánh sáng trung bình và cao. Nhiệt độ thích hợp khoảng 15 – 35 độ C. Nếu bạn trồng cây trong nhà thì nên thường xuyên mang cây ra ngoài trời khoảng 2 – 3 lần 1 tuần để hứng sáng.

Nước: Cây huyết dụ có nhu cầu cần nước trung bình. Tuy nhiên, bạn cần phải duy trì độ ẩm cho đất thường xuyên để cây phát triển tốt. Vì thế, nếu thấy đất khô thì bạn cần tưới nước cho cây với mức vừa phải. Khi bị thiếu nước đất bị khô cằn, cây còi cọc và lá cây sẽ héo úa.

  1. Cây kim tiền

  • Nguồn gốc

cây kim tiền
Cây kim tiền

Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia có nguồn gốc từ Trung Phi, nơi khí hậu khắc nghiệt nhất. Người ta vẫn tương truyền nhau rằng khi thời kỳ khô hạn ở Trung Phi kéo dài, hầu như tất cả thảm thực vật đều khô héo. Chúng ẩn mình xuống lớp đất đá để chờ đợi cơ hội chồi lên sau những cơn mưa. Nhưng có một loài cây vẫn cứ đứng vững, mạnh mẽ trước cái thời tiết nắng nóng này, đó chính là cây kim tiền.

  • Đặc điểm

+ Cây kim tiền là cây bụi, thân mọng nước, cao từ 0.3 – 0.6m là loại cây có lá kép lông chim dạng thuôn bầu dục nhọn hai đầu, cuốn ngắn, màu xanh lục sáng bóng, dày rất đẹp. Cụm hoa dạng mo, mọc từ gốc, ngắn.

Cây kim tiền
Cây kim tiền

+ Lá của cây kim tiền thuộc loại lá kép dạng to, cuống lá ngắn, phiến lá dày màu xanh thẫm, sáng bóng, rất đẹp, một cây thường có tuổi thọ từ 2 -3 năm. Chính vì đặc điểm phát triển mạnh và cây nhìn rất màu mỡ, nên người ta tin rằng những ai sở hữu loại cây này sẽ có được sự thịnh vượng, may mắn và tiền tài.

+ Cây kim tiền chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống bằng tách bụi hoặc giâm lá, mọc khỏe, ưa khí hậu mát ẩm. Cây kim tiền là cây dễ trồng, dễ nhân giống, và thích nghi với mọi môi trường. Cây không ưa nước, có tác dụng làm ẩm, mát không khí.

  • Cách chăm sóc

Ánh sáng: Cây Kim Tiền thích ánh sáng tốt, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, có thể phát triển bình thường trong điều kiện bóng râm. Không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp và nên có lưới che để tránh nước mưa vào cây sẻ gây hiện tượng cây bị thối và vàng lá, thậm chí gây chết cây.

Nhiệt độ, độ ẩm: Cây Kim Tiền là loài cây chịu được nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ tối ưu là nhiệt độ phòng từ 25-27 độ C.

Đất trồng: Cây Kim Tiền là cây dễ sống nên thích nghi với nhiều loại đất. Nhưng tốt nhất là chọn lựa đất màu mỡ, giàu mùn, tơi xốp và thoát nước nhanh. Tuy nhiên sau một thời gian trồng cây cũng nên thường xuyên bón thêm phân định kỳ 4 tuần/ 1 lần, ngoài ra 4-5 tháng nên thay đất hoặc xới xáo cho đất được tơi xốp để cây được sinh trưởng tốt hơn.

Nước: Tuy thuộc loại cây mọng nước nhưng Cây Kim Tiền chịu hạn kém. Yêu cầu lượng nước tưới vừa phải, không cần quá nhiều. Trung bình cây đặt trong văn phòng tuần chỉ tưới 1 lần là đủ. Tránh tưới nước quá nhiều gây úng rễ, thối củ, mục nát thân cây gây chết cây.

  1. Kim ngân

  • Nguồn gốc

Cây Kim Ngân (tên khoa học Pachira Aquatica) là loại cây có xuất xứ từ Mexico, Brazil, vùng đầm lầy Trung Mỹ và Nam Mỹ nhưng rất ít người biết đến. Từ năm 1980, cây Kim Ngân được một người gốc Đài Loan tạo dáng mới lạ và dần dần trở nên phổ biến ở Đài Loan và các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây kim ngân xoắn

  • Đặc điểm

+ Cây Kim Ngân là loại cây có thân cây chắc chắn, dẻo dai. Chiều cao tối đa của cây Kim Ngân khoảng 6m. Cây có lá to màu xanh bắt mắt và xoè rộng như một bàn tay.

+ Cây ít nở hoa và thường chỉ nở vào ban đêm trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 11. Khi nở, hoa Kim Ngân có màu kem nhạt và tỏa ra một hương thơm thoang thoảng dìu dịu.

  • Cách chăm sóc

Tưới nước

+ Mỗi lần bạn chỉ cần tưới 100 – 200ml nước cho cây kim ngân để bàn hoặc 500 – 800ml nước cho những cây trong chậu lớn.

+ Không cần tưới nước mỗi ngày vì nhu cầu nước của loài cây này không cao. Cây trong nhà chỉ cần tưới 1 lần/tuần, cây ngoài tự nhiên thì tăng lên 2 lần/tuần.

+ Bạn có thể chọn hình thức tưới ngấm như khi tưới sen đá. Nhúng chậu cây vào chậu nước lớn hơn khoảng 15 giây rồi bê ra đặt chậu nơi khô thoáng để ráo nước và cho về vị trí.

+ Định kỳ kiểm tra chế độ thoát nước của chậu giúp rễ không bị úng ngập.

Bón phân

+ Trong quá trình chăm sóc cây kim ngân, bạn nên bón định kỳ 20 ngày/lần bằng phân NPK 20-20-15 hòa loãng với nước tỷ lệ 10gam phân với 1 lít nước rồi tưới lên gốc cây để giúp cây đủ dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh. Tuyệt đối không tưới thẳng lên thân và lá cây nhé!

+ Định kỳ hàng năm bạn thay đất cho cây để tạo sự thông thoáng, cung cấp đất mới đầy đủ dinh dưỡng và giúp loại bỏ nấm bệnh tiềm ẩn trong đất cũ.

  1. Kim ngân lượng

  • Nguồn gốc

Cây kim ngân còn được gọi là cây thắt bím. Có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazil. Người thường gọi nó là money tree (cây tiền). Có thể vì lí do đó mà cây kim ngân lượng trở nên dần phổ biến ở Việt Nam.

Cây kim ngân lượng

  • Đặc điểm

Là cây thân cổ lâu năm, cao khoảng 0,3 – 2m. Thân cây to, bò lan hay thẳng đứng và không có lông. Lá kép mầu xanh lục, dầy, sáng bóng. Hoa mọc thành cụm như chiếc ô, hoa nhỏ, màu trắng hoặc màu đỏ nhạt. Quả chín to 7- 8mm, khi chín màu đỏ tươi, sáng bóng, rủ xuống trông rất đẹp. Hoa thường nở vào tháng 5 – 7, kết trái vào tháng 9 – 12.

  • Cách chăm sóc

Nhiệt độ: Cây thích hợp với nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C. Cây kim ngân lượng ưa mát mẻ, chịu lạnh kém. Tuy nhiên cây vẫn thuộc loại khỏe mạnh. Độ ẩm: Cây phát triển tốt nhất ở độ ẩm trung bình.

Đất trồng: Bạn nên chọn loại đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và có tính axit. Nếu trồng bằng chậu thì nên bón lót bằng phân hữu cơ hoai mục.

Tưới nước: Bạn chỉ cần tưới vừa phải. Không tưới quá nhiều vì cây là thân gỗ, dễ bị úng, thối rễ. Tuy nhiên, cần chú ý không tưới quá ít nước, dễ khiến cây khô héo, quả bị rụng.

Bón phân: Nếu trồng chậu thì bón những loại phân nhả chậm. Khi bón nhớ phải tưới nước đầy đủ để cây không bị xót, sốc phân. Đối với trồng đất thì có thể hạn chế việc bón phân vì đất đã có đủ chất dinh dưỡng cho cây.

  1. Lan bình rượu

  • Nguồn gốc

cây lan bình rượu có nguồn gốc từ mexico sau đó được du nhập sang việt nam và một số châu lục khác.

  • Đặc điểm

+ Thân: Thân gỗ lớn, thẳng đứng dáng mảnh cao khoảng 1-2m, phình rộng ở phần gốc tạo nên hình bán cầu giống bình rượu.

+ Lá: Mọc thành từng chùm và thường tập trung ở ngọn. Lá cây cứng, có dạng dải ruy băng rũ xuống màu xanh biếc, đầu nhọn, xanh quanh năm.

Cây lan bình rượu

+ Tán: Tán cây tỏa tròn đều và thường cong xuống.

Cây lan bình rượu ra hoa

+ Hoa: Nở thành chùm hình nón và có màu trắng sữa

  • Cách chăm sóc

Nước nuôi dưỡng: Khoảng một tuần thay nước một lần.

Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất để sinh trưởng là 16 18 độ C; nhiệt độ vào mùa đông, nếu 0 độ c cũng có thể sông được, nhưng tốt nhất nên giữ nhiệt độ trên khoảng 10 độ C; vào mùa hè, khi nhiệt độ trên 30 độ c thì nên che nắng kịp thời.

Chiếu sáng: Mùa xuân và mùa thu cần ánh nắng nhiều; mùa hè nên che nắng kịp thời, mùa đông thì nên đặt ở bệ cửa sổ có đầy đủ ánh sáng.

Bón phân: Mỗi hai tháng bón phân tổng hợp hoặc phân đạm một lần; mùa đông thì tạm ngưng việc bón phân.

  1. Cây son môi

  • Nguồn gốc

Hoa Son Môi tên khoa học: Aeschynanthus lobbiana xuất xứ từ Châu Á với chiều cao trung bình từ 20-30cm.

Cây cho những đóa hoa màu đỏ rực rỡ với hình dáng như những thỏi son môi của chị em phụ nữ nên nó được gọi là hoa son môi.

  • Đặc điểm

Hoa son môi là một loại dây leo nhiệt đới ẩm, cây mọc buông rũ và ra hoa dài, lá của cây son môi có màu xanh, hình trứng hoặc hình mũi mác, mọc đối xứng.

Cây son môi

Hoa son môi có đặc điểm là hương hơi nồng nhưng hình dáng và sắc hoa độc đáo nên nhìn vẫn rất ấn tượng.

  • Cách chăm sóc

Chế độ Nước: Là cây ưa râm mát nên cây không cần quá nhiều nước, chỉ cần tưới 3 lần/tuần

Đất trồng: tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm đầy đủ

Cây hoa cần đủ sáng để phát triển và ra hoa tuy nhiên không được để cây dưới ánh nắng quá gắt, sẽ khiến cây bị héo và có thể chết

không đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng, mỗi tháng một lần nên mang chậu cây ra ngoài trời một tuần.

Không đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.

Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt hoặc thay thế cây mới.

  1. Thiết mộc lan

  • Nguồn gốc

Thiết mộc lan có nguồn gốc từ Tây Phi

  • Đặc điểm

Thiết Mộc Lan là một loại cây cảnh thân gỗ cột, nhiều lá. Loại cây này có một đặc điểm rất là khi cắt ngang cây thì quanh vị trí bị cắt đó sẽ mọc ra rất nhiều chồi non.

Cây thiết mộc lan

Trong phong thủy, loài cây này được chưng với hình nơ, màu sẫm và bóng. Phiến lá có sọc rộng và vàng nhạt hơn đồng thời phần trung tâm ngả vàng. Lá của cây Thiết Mộc Lam có thể dài đến 100cm và rộng đến 10cm. Chiều cao của cây có thể đạt đến 6m nếu trồng ở đất vườn hoặc điều kiện tự nhiên.

Thời gian ra hoa của loại cây này là từ màu đông sang xuân. Hoa có mùi thơm, mọc thành chùm màu trắng. Nhưng hoa của loài cây này khá khó ưa vì nó chỉ đơm hoa khi nhận được điều kiện chăm sóc tốt nhất.

  • Cách chăm sóc

Tưới nước: Loại cây này là loại cây lớn rất háo nước nên cần phải cung cấp nước đầy đủ để cây sinh sống và phát triển khỏe mạnh. Bạn nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều lúc trời không có năng. Nhưng không cần phải tưới hàng ngày, chỉ cần chú ý đến lượng nước và đất trồng luôn được tươi xốp là được.

Bón phân: Phân là yếu tố vô cùng quan trọng khi chăm sóc loại cây này. Nên bón cho cây một lượng nhỏ NPK và cẩn thận với phân đạm. Chú ý sau khi bón lót thì hãy bón lượt tiếp theo từ 2- 3 tháng sau đó.

Loại trừ sâu bệnh: Thiết mộc lan là loại cây rất ít hoặc hầu như không có sâu bệnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cây có thể bị sâu quấn chiếu tấn công gây khô vằn lá. Vì vậy cách phòng sâu tốt nhất là bắt bằng tay.

  1. Thường xuân rủ

  • Nguồn gốc

Cây thường xuân hay còn gọi khác là dây thường xuân, dây lá nho, trường xuân, vạn niên. Tên khoa học là Hedera helix, thuộc chi dây thường xuân (Hedera), họ Cuồng cuồng (Araliaceae). Có nguồn gốc từ Tây Á và châu Âu.

Cây thường xuân

  • Đặc điểm

+ Là dạng cây thân leo, trên thân leo có nhiều đốt ở mỗi đốt sẽ có lá và rễ phát triển, giúp cây bám chắc vào tường hay chậu. Cành non có lông phủ dạng vảy cá, lá non có màu xanh nhạt và chuyển thành xanh đậm khi dần trưởng thành.

+ Hoa nhỏ, 5 cánh hoa chụm lại như hình cái ô, có màu vàng nhạt và mùi thơm nhẹ nhàng. Cây ra quả sau 1-2 tháng ra hoa, quả thường xuân có màu vàng hoặc hơi đỏ. Cây trồng làm cảnh thì gần như không có quả. Cây ra hoa vào đầu mùa thu.

  • Cách chăm sóc

  1. Thủy trúc

  • Nguồn gốc

Cây thủy trúc còn có tên gọi cây lác dù, cây trúc ngược có Tên khoa học: Cyperus alternifolius hoặc Cyperus involucratus, thuộc họ Cyperaceae – Cói, xuất xứ từ Madagasca ở Châu Phi.

  • Đặc điểm

Thân cây Thủy trúc nhỏ và có dạng tròn, màu xanh, không phủ lông, mọc hướng thẳng lên trên.

Lá cây có 2 dạng: 1 là biến đổi thành bẹ dưới gốc, gần giống thân, 2 là có dạng thuôn dài, mỏng, nhón dần ở đầu lá, mọc từ đỉnh thân cây và xòe thành vòng tròn. Tán lá rộng, rũ xuống dưới như một chiếc dù, nhờ vậy mới có tên là Lác dù.

Cây thuỷ trúc
Cây thuỷ trúc

Thủy trúc có rễ dạng chùm, nhờ vậy mà cây có thể đứng vững dù thân khá mảnh mai. Hoa của cây Trúc thủy có màu trắng, khi gần tàn thì màu tối dần. Hoa có cuống thẳng dài, mọc từ gốc chĩa đều ra các phía, nhìn chúng, nó giống như một cây Thủy trúc mini với màu đẹp mắt vậy.

Cây Thủy trúc có khả năng sống tốt trong nước, kết hợp với bộ rễ chùm đẹp mắt nên loài này thường được trồng cảnh theo dạng thủy sinh.

  • Cách chăm sóc

Tưới nước: nếu trồng trên đất, bạn chỉ cần tưới cho cây mỗi tuần 2 lần, mỗi lần chỉ cần ẩm đất là đủ. Nếu tưới nhiều chút cũng không sao vì cây có khả năng chịu úng tốt. Nếu trồng cây thủy sinh, hoặc ven tiểu cảnh có hồ nước thì bạn không cần phải tưới cây. Trồng trong chậu thì nhớ thay nước định kỳ là cây có thể sống tốt.

Dinh dưỡng: tương tự như nước, bạn không cần phải bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây quá nhiều. Cứ khoảng 4 – 5 tháng bạn có thể bón một ít phân NPK, nếu trồng thủy sinh thì nhỏ vài giọt dung dịch dinh dưỡng.

Ánh sáng: dù ở điều kiện nhiều sáng hay bóng râm thì cây đều có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn chỉ cần đảm bảo không để cây tiếp xúc với ánh nắng gắt của mặt trời quá lâu.

Nhiệt độ: cây phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên quan sát, cắt tỉa lá hư, rễ thối để tránh làm ô nhiễm môi trường sống. Nếu phát hiện cây có sâu rầy thì cần sớm loại bỏ, bị nặng thì có thể mua thuốc về phun.

  1. Tía tô cảnh

  • Nguồn gốc

Cây tía tô cảnh có tên khoa học là Solenostemon scutellarioides, thuộc họ hoa môi, có nguồn gốc từ Java và được tìm thấy ở một số đảo của Indonesia.

  • Đặc điểm

+ Đây là loại cây thân thảo, mọc thành từng bụi, thẳng đứng, có chiều cao trung bình từ 30 đến 60cm. Thân cây có khả năng phân nhánh nhiều.

Cây tía tô cảnh

+ Lá tía tô cảnh có hình trứng ngược, mọc đối xứng, màu sắc khác nhau thay đổi tùy vào từng giống lá, chẳng hạn như màu đỏ tím, vàng, xanh… Mép của lá có răng cưa. Cuống lá dài, mảnh, màu đậm như lá.

+ Cây tía tô tây dễ trồng, dễ phát triển dù thời tiết có khắc nghiệt như thế nào.

  • Cách chăm sóc

+ Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, phải cung cấp đủ nước. Mùa mưa không cần tưới nước mà phải xử lý thoát nước để cây không bị ngập úng. Vào mùa khô, cần tưới đủ nhưng không được tưới nhiều.

+ Cắt tỉa lá cây định kỳ để kích thích sự phát triển của cây. Loại bỏ những cành già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành khỏe mạnh.

+ Chăm nom cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời rồi tìm giải pháp hiệu quả nhất để xử lý.

Mời bạn xem tiếp phần 3 của loạt bài viết trên:

Hãy đăng ký ngay và theo dõi kênh Youtube Cảnh quan sân vườn Cayplus để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về sân vườn và hồ cá Koi nhé! 

 

Thẻ:, ,