location Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > Xóa tan nỗi lo rò rỉ nước với 7 cách chống thấm hồ cá tối ưu
Xóa tan nỗi lo rò rỉ nước với 7 cách chống thấm hồ cá tối ưu

Hồ cá là một trong những điểm nhấn độc đáo, tăng sức hút cho không gian sống. Tuy nhiên, rò rỉ nước lại là vấn đề thường gặp phải với cảnh quan này. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tuổi thọ của hồ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Việc chống thấm cho hồ cá chính là giải pháp tối ưu để đảm bảo và duy trì vẻ đẹp cho hồ cá nhà bạn. Trong bài viết này, Cayplus sẽ giúp bạn học thêm các biện pháp chống thấm hồ cá đơn giản mà hiệu quả nhất.

chống thấm hồ cá

Tại sao phải chống thấm cho hồ cá?

Rất nhiều người thắc mắc không biết vì sao phải chi thêm một khoản tiền để làm chống thấm hồ cá. Nguyên nhân bởi việc rò rỉ nước ở hồ cá có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ví dụ như:

  • Ảnh hưởng kết cấu công trình: Việc nước bị rò rỉ nhiều hay ít đều có thể ảnh hưởng đến tường, sàn nhà… có thể gây các tình trạng ẩm mốc, bong tróc sơn thậm chí làm suy yếu kết cấu của công trình, đặc biệt với những hồ cá làm trên sân thượng hay ban công…
  • Mất mỹ quan: Các vệt nước loang lổ, rồi rong rêu bám trên thành hồ cũng làm mất đi tính thẩm mỹ của hồ cá.
  • Không đảm bảo an toàn cho cá, người: Việc rò rỉ nước nói nhỏ thì ảnh hưởng đến môi trường sống của đàn cá nhà bạn, Nói lớn thì có thể gây chập cháy, trơn trượt, khi người đi lại có thể ngã, rất nguy hiểm.
  • Chi phí sửa chữa rất tốn kém: So với việc thực hiện chống thấm từ đầu thì đi khắc phục hậu quả của nước rò rỉ rồi sửa chữa lại sẽ tốn kém và phức tạp hơn gấp nhiều lần.

Nguyên nhân hồ cá bị rò rỉ nước

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho hồ cá của bạn bị rò rỉ nước. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn chọn được biện pháp sửa chữa hiệu quả nhất.

Vật liệu xây dựng kém chất lượng

Nguyên nhân đầu tiên có thể do vật liệu xây dựng bạn chọn không được chất lượng. Gạch, bê tông, các điểm kết nối không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ dễ bị thấm nước.

Hồ cá bị nứt, vỡ

Nguyên nhân thứ hai có thể do trong quá trình thi công hồ cá bị nứt, vỡ do tác động ngoại lực hoặc do giãn nở nhiệt.

Thi công chống thấm ban đầu không đạt yêu cầu

Nếu ban đầu lớp chống thấm của bạn thi công sơ sài, không được kiểm tra kỹ lưỡng, kỹ thuật thi công không đúng thì rất có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau.

Do tác động từ môi trường bên ngoài

Có thể do động đất, các va chạm mạnh, áp lực của nước ngầm hay các yếu tố bên ngoài khác làm cho hồ cá bị rò rỉ nước.

7 Phương pháp chống thấm cho hồ cá đơn giản, hiệu quả

Tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng rò rỉ, các bạn có thể chọn lựa một trong những cách chống thấm hồ cá sau để thực hiện.

Sử dụng màng chống thấm HDPE

cách chống thấm hồ cá

Đây là loại vật liệu được làm từ các hạt nhựa Polyethylene tỷ trọng cao đem lại khả năng chống thấm tuyệt đối, có thể chịu được tác động của môi trường khắc nghiệt, độ bền rất cao.

Ưu điểm:

  • Sản phẩm có khả năng chống thấm và độ bền cao đến trên 50 năm.
  • Có khả năng chịu áp lực lớn.
  • Chống tia UV
  • Chống ăn mòn hóa chất
  • Thi công đơn giản, nhanh gọn.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Kỹ thuật thi công yêu cầu khá cao, cần có kinh nghiệm.

Sử dụng Sika chống thấm

chong-tham-ho-ca-bang-sika

Phương pháp thứ hai là sử dụng Sika chống thấm. Đây là sản phẩm chống thấm gốc xi măng, polymer đã qua biến tính. Chúng có khả năng bám dính tương đối cao, hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng thấm nước hiệu quả.

Hiện trên thị trường có một số loại Sika phổ biến cho hồ cá như: Sika Latex, Sika Topseal, Sikaproof Membrane,…

Ưu điểm:

  • Thi công đơn giản, dễ dàng sử dụng
  • Giá thành hợp lý.
  • Phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau.

Nhược điểm:

  • Độ bền không tốt bằng phương pháp thứ nhất.
  • Phải thi công đúng kỹ thuật mới có tác dụng.

Sử dụng keo chống thấm

Phương pháp thứ ba chúng tôi gợi ý cho bạn là dùng các loại keo chống thấm chuyên dụng cho hồ nước. Một số cái tên bạn có thể cân nhắc như keo polyurethane, keo silicone, keo epoxy… Hãy dùng chúng để bịt kín các vết nứt, khe hở trên bề mặt hồ cá, từ đó có được hiệu quả ngăn rò rỉ nước.

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thi công, tiết kiệm thời gian
  • Phù hợp với các vết nứt nhỏ

Nhược điểm:

  • Độ bền không quá cao, dễ bị bong tróc theo thời gian
  • Với những nơi có áp lực nước lớn thì chúng không phù hợp

Sử dụng phụ gia chống thấm

Những loại phụ gia chống thấm chính là các chất được thêm vào hỗn hợp bê tông, vữa xi măng ngay trong quá trình thi công. Cách làm này sẽ giúp tăng cường khả năng chống thấm cho kết cấu công trình của bạn.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống thấm của toàn bộ kết cấu công trình đều được tăng cường
  • Tăng tuổi thọ cho hồ cá của bạn.

Nhược điểm:

  • Kỹ thuật pha trộn yêu cầu cao

Sử dụng gạch men, đá ốp lát

Một biện pháp khác nữa cũng được nhiều người chọn lựa cho hồ cá nhà mình đó chính là dùng gạch men hay đá ốp lát. Ngoài tác dụng trang trí, các loại vật liệu này cũng giúp tăng cường khả năng chống thấm cho hồ cá.

Ưu điểm:

  • Đa dạng mẫu mã, màu sắc
  • Dễ dàng vệ sinh
  • Khả năng chống thấm tốt.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn 

Chống thấm bằng Bentonite

Đây là một loại đất sét tự nhiên, Bentonite sẽ trương nở ra khi gặp nước từ đó tạo thành một lớp màng, có thể giúp ngăn chặn dòng chảy hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Có thể tự phục hồi với các vết nứt nhỏ
  • Sản phẩm thân thiện với môi trường

Nhược điểm:

  • Yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp.

Kết hợp nhiều phương pháp

Tất nhiên, các bạn cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp chúng tôi chia sẻ bên trên với nhau, từ đó đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Lưu ý khi lựa chọn phương pháp chống thấm

Các yếu tố các bạn cần kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng trước khi làm chống thấm bể cá, gồm:

  • Diện tích hồ cá: Tùy thuộc vào diện tích của hồ cá mà chọn phương pháp khác nhau. Với những hồ cá lớn, ưu tiên sử dụng màng HDPE hoặc bạn nên kết hợp nhiều phương pháp để đảm bảo hiệu quả chống thấm.
  • Kết cấu hồ cá: Vật liệu xây dựng của bạn là bê tông hay kính? Mỗi loại vật liệu sẽ có phương pháp chống thấm khác nhau. Bên cạnh đó, tình trạng kết cấu (nứt, vỡ…) cũng ảnh hưởng đến lựa chọn phương pháp.
  • Mức độ rò rỉ: Nếu hồ cá chỉ bị rò rỉ nhẹ thì các bạn có thể sử dụng keo chống thấm hoặc phụ gia chống thấm. Nếu hồ bị rò nước mạnh, hãy dùng màng HDPE hoặc kết hợp các phương pháp khác để có hiệu quả chống thấm triệt để.
  • Ngân sách: Từng phương pháp chống thấm đều có mức chi phí khác nhau. Bạn cần cân nhắc tài chính của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Trên đây là những chia sẻ của Cayplus về cách chống thấm hồ cá. Việc chọn lựa chính xác biện pháp phòng chống và xử lý sẽ giúp công trình của bạn có tuổi thọ cao, gìn giữ được vẻ đẹp cho không gian sống. Đừng quên theo dõi blog của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị bạn nhé.

Câu hỏi thường gặp về chống thấm hồ cá

Phương phápƯớc tính chi phí (VNĐ/m2)
Màng chống thấm HDPE150.000 – 300.000
Sika chống thấm100.000 – 200.000
Keo chống thấm50.000 – 150.000
Phụ gia chống thấm80.000 – 180.000
Gạch men, đá ốp lát300.000 – 1.000.000
Bentonite200.000 – 400.000

Các bạn lưu ý, mức giá trên chỉ là giá tham khảo, giá chính xác sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào phương pháp, đơn vị thi công, hiện trạng công trình của nhà bạn….

Tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, nếu tự thi công sẽ tiết kiệm chi phí tuy nhiên đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định. Còn đi thuê thi công thì sẽ đảm bảo được chất lượng, tiến độ nhưng sẽ có chi phí cao hơn.

Để hồ cá sau khi chống thấm có chất lượng tốt, các bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Kiểm tra và vệ sinh hồ cá thường xuyên
  • Kiểm tra và phát hiện các vết nứt kịp thời
  • Không được để các vật sắc nhọn làm hỏng lớp chống thấm

Thêm một đoạn văn bản ở đây. Nhấp vào ô văn bản để tùy chỉnh nội dung, phong cách phông chữ và màu sắc của đoạn văn của bạn.