location Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > Thiết kế hồ cá trong nhà: 10 Sai lầm cần tránh cho người mới bắt đầu
Thiết kế hồ cá trong nhà: 10 Sai lầm cần tránh cho người mới bắt đầu

Thiết kế hồ cá trong nhà đang là xu hướng được nhiều người yêu thích. Không những có thể đem đến không gian sống động và thư giãn cho các gia đình hiện đại mà hồ cá trong nhà còn giúp đem đến sự độc đáo, nâng tầm thẩm mỹ cho kiến trúc. Tuy nhiên việc thi công và duy trì hệ sinh thái của hồ cá đòi hỏi kiến thức cùng nhiều lưu ý đặc biệt. Trong bài viết ngày hôm nay, Cayplus sẽ chỉ ra và phân tích 10 lỗi sai phổ biến cần tránh khi thiết kế hồ cá trong nhà dành cho những người mới bắt đầu.

Chọn vị trí đặt hồ cá thiếu khoa học

Việc lựa chọn vị trí hồ cá có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của đàn cá. Có rất nhiều người đặt hồ cá trực tiếp ngay ở nơi ánh nắng mặt trời chiếu lâu, điều này có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt, khiến rêu hại phát triển nhanh và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cá.

Ngoài ra vị trí gần cửa ra vào cũng là vị trí không nên đặt hồ cá bởi nơi này thường xuyên có người qua lại, sẽ tạo ra môi trường sống căng thẳng và bất an cho đàn cá của bạn.

Vị trí lý tưởng cho hồ cá cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Gần nguồn điện: Nơi thi công hồ cá ở gần nguồn điện giúp việc lắp đặt và vận hành các hệ thống lọc nước, đèn chiếu sáng,… thuận tiện hơn.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp: Ưu tiên vị trí khuất ánh sáng hoặc có ánh sáng dịu, gián tiếp.
  • Bề mặt cứng, chắc chắn: Đảm bảo an toàn cho kết cấu hồ.

Kích thước hồ cá không tính toán kỹ lưỡng

Bên cạnh vị trí thì kích thước của hồ cá cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống cũng như mật độ cá nuôi.

Nếu hồ cá quá nhỏ so với số lượng cá và các cây thủy sinh bên trong sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy, các chất thải độc hại bị tích tụ nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của cá, tăng nguy cơ dịch bệnh.

Cần tính toán kích thước hồ cá dựa trên các yếu tố:

  • Loại cá bạn sẽ nuôi: Kích thước, tập tính và tốc độ tăng trưởng của loài.
  • Số lượng: Đảm bảo không gian bơi lội thoải mái.
  • Không gian cho cây thủy sinh: Duy trì mật độ cây cối phù hợp, tránh quá tải.

 

Chọn hệ thống lọc không phù hợp

Một yếu tố sống còn trong thiết kế và thi công hồ cá trong nhà nói riêng và hồ cá nói chung chính là hệ thống lọc nước. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng nguồn nước, loại bỏ chất thải và thức ăn dư thừa thì hệ thống lọc cũng tạo môi trường sống trong sạch cho cá.

Nếu bạn lựa chọn sai loại lọc hoặc lắp loại lọc kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm, nhanh đục, gia tăng nguy cơ dịch bệnh.

So sánh ưu nhược điểm của các loại hệ thống lọc phổ biến hiện nay:

Loại Lọc

Ưu điểm

Nhược điểm

Phù hợp với

Lọc Trong

Chi phí thấp, dễ lắp đặt

Cần vệ sinh thường xuyên, hiệu suất lọc chưa được cao

Hồ cá mini

Lọc Ngoài

Hiệu suất lọc cao, ít phải vệ sinh, đa dạng chức năng

Cấu tạo phức tạp, giá thành cao

Hồ cá kích thước trung bình và lớn

Lọc Tràn

Tính thẩm mỹ cao, tạo dòng chảy hiệu quả, lọc sinh học tốt

Chi phí cao, đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt phức tạp

Hồ cá cảnh, hồ thuỷ sinh

Trang trí thiếu tính thẩm mỹ và khoa học

Có rất nhiều người khi thi công hồ cá thường không quan tâm đến tính thẩm mỹ cũng như chọn lựa các loại tiểu cảnh trang trí không khoa học. Thực chất bố cục hồ cá ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp thẩm mỹ và môi trường sống của cá.

Việc trang trí quá nhiều cây cối, đá sỏi,… có thể làm cản trở dòng chảy, tạo ra những điểm chết ở trong hồ, tích tụ chất thải đồng thời còn khiến đàn cá của bạn không có không gian để bơi lội, ẩn nấp, từ đó làm cá dễ bị căng thẳng, giảm khả năng miễn dịch.

Bạn cần nắm rõ nguyên tắc sắp xếp bố cục như sau:

  • Tạo điểm nhấn: Để tạo điểm nhấn cho hồ cá, các bạn có thể sử dụng bố cục bất đối xứng hoặc những vật trang trí độc đáo nhưng cần kiểm soát số lượng.
  • Không gian mở: Ngoài ra các bạn cần phải đảm bảo khu vực bơi lội thoải mái cho cá.
  • Đặc biệt cần phải có sự cân bằng giữa yếu tố thẩm mỹ và môi trường sống lý tưởng cho đàn cá của bạn.

Không cung cấp đủ ánh sáng

Như đã nói ở bên trên, ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của cây thủy sinh cũng như chu kỳ sinh học của cá. Tuy nhiên quá nhiều cũng không tốt mà cung cấp thiếu ánh sáng cũng không ổn.

Nếu ánh sáng quá yếu sẽ làm cây cối kém phát triển, màu sắc cá nhạt, sức đề kháng bị giảm. Ngược lại, cường độ ánh sáng quá mạnh có thể gây sốc nhiệt, thậm chí làm chết cá.

Chính vì thế khi lựa chọn ánh sáng hay đèn chiếu các bạn cần lựa chọn theo những tiêu chí sau:

  • Lựa chọn công suất đèn phụ thuộc vào kích thước hồ và các loại cây thủy sinh, cá bên trong.
  • Ưu tiên đèn LED với hiệu suất chiếu sáng cao, tiết kiệm năng lượng.
  • Thời gian chiếu sáng tùy thuộc vào các loại cây và cá bạn nuôi, trung bình từ 8 đến 10 tiếng một ngày.

Nuôi ghép các loại cá không phù hợp

Tất nhiên, mỗi loại cá sẽ có những yêu cầu riêng về chế độ dinh dưỡng, tập tính sinh hoạt và môi trường sống. Việc các bạn nuôi ghép các loài không tương thích có thể gây ra xung đột, lây lan dịch bệnh, thậm chí là tấn công lẫn nhau.

Thả cá vào hồ ngay khi setup xong

Đây cũng là sai lầm nhiều người mắc phải khi mới chơi hoặc nuôi cá. Khi hồ cá mới thiết lập xong, còn chứa nhiều hóa chất độc hại, tồn dư từ các loại vật liệu như keo dán, xi măng hay silicon,… Nếu bạn thả cá trực tiếp trong giai đoạn này có thể gây tổn thương cho mang cá, thậm chí khiến cá bị chết.

Bạn cần thực hiện quy trình xử lý nước và chạy thử hệ thống lọc trước khi thả cá. Nhớ kiểm tra chất lượng nước, đảm bảo các chỉ số pH và các chỉ số liên quan khác phải nằm trong ngưỡng cho phép.

Cho cá ăn quá nhiều

Việc bạn cho cá ăn quá nhiều cũng là điều không nên. Thức ăn dư thừa chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ cá.

Thức ăn cá không ăn hết sẽ phân hủy, sản sinh ra amonia, nitre hay các chất cực độc đối với cá, đồng thời làm giảm nồng độ OXY trong nước.

Lưu ý khi cho cá ăn:

  • Tần suất 1-2 lần/ngày là đủ.
  • Lượng thức ăn: Cá ăn hết trong vòng 5 phút là hợp lý.
  • Lựa chọn loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá.

Lười thay nước và vệ sinh hồ cá

Việc vệ sinh hồ cá, định kỳ thay nước chính là việc làm vô cùng cần thiết để loại bỏ các chất thải tích tụ và duy trì môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh cho đàn cá của bạn.

Lơ là trong việc vệ sinh hồ cá sẽ tạo điều kiện cho nấm, ký sinh trùng và vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe đàn cá của bạn.

  • Lưu ý khi thay nước nên thay khoảng 25-50% lượng nước/tuần, tùy thuộc vào mật độ cá và hiệu quả của hệ thống lọc.
  • Vệ sinh lọc khoảng 2-4 tuần/lần. Có thể thực hiện hút đáy để loại bỏ cặn bẩn, thức ăn dư thừa dưới đáy hồ 1-2 lần/tuần.

Thiếu nghiên cứu trước khi thiết kế và bắt đầu nuôi cá

Sai lầm cuối cùng cũng có không ít người mắc phải chính là việc thiếu nghiên cứu trước khi thiết kế và nuôi cá. Nuôi cá cảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiến thức và cả kỹ thuật.

Chắc chắn các bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu mới có thể nuôi cá luôn khỏe mạnh. 

Những điều bạn cần phải nghiên cứu gồm có tập tính, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng của các loài cá,… Ngoài ra các kiến thức về vệ sinh, kỹ thuật chăm sóc, xử lý một số căn bệnh thường gặp của cá,… cũng là các kiến thức bạn nên trang bị cho mình.

Tóm lại, việc thiết kế hồ cá trong nhà không đơn giản là xây đẹp là xong mà còn đòi hỏi các kiến thức khoa học bài bản để tạo dựng một hệ sinh thái thu nhỏ cân bằng, bền vững.

Hy vọng bài chia sẻ về 10 sai lầm phổ biến khi thiết kế và thi công hồ cá trong nhà này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để “hiện thực hóa” ước mơ không gian sống lý tưởng của mình.