location Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > Khám phá 7 loại cây leo vừa cho quả vừa làm đẹp sân vườn
Khám phá 7 loại cây leo vừa cho quả vừa làm đẹp sân vườn

Tiếp tục chuỗi bài các loại cây sân vườn có thể cho quả, hôm nay Cayplus sẽ giới thiệu cho bạn 7 loại cây leo thú vị vừa tạo cảnh quan, bóng mát cho sân vườn, vừa có thể cho quả để giải khát trong những ngày hè oi bức sắp tới.

1. Chanh leo

a, Nguồn gốc

Chanh leo còn được biết đến với tên gọi khác là chanh dây, lạc tiên hoa tím hay mát mát. Cây thuộc họ cam chanh và có nguồn gốc từ các nước thuộc Nam Mỹ như Argentina, Brazil hay Paraguay. 

b, Đặc điểm

Chanh dây thuộc loại bán thân gỗ, dạng leo, vỏ màu xanh lá cây. Bên ngoài thân có lông tơ, khá trơn, chiều dài tối đa là 15m. 

Lá cây chanh dây có hình chân vịt, mọc so le và có răng cưa. Hoa là loại hoa đơn, được mọc từ nách lá. Hoa có 5 cánh với màu trắng pha tím nhẹ vô cùng đẹp mắt. 

Quả mọng hình cầu, kích thước tương đương quả trứng gà. Khi quả xanh có màu xanh lục, quả chín chuyển sang màu tím đậm hoặc màu vàng. Quả chanh dây có vị ngọt ngọt, chua chua ăn khá ngon.

c, Cách chăm sóc

Cây chanh dây thuộc loại cây nhiệt đới nên cần độ ẩm cao. Bạn nên tưới nước cho cây 2 ngày một lần vào mùa mưa. Mùa khô thì tưới mỗi ngày một lần. 

Khi cây bám vào giàn sẽ phát triển nhanh cần phải cắt tỉa để tạo hình để giảm bớt lá héo úa đồng thời gia tăng tính thẩm mỹ, giúp cây đậu quả nhiều hơn.

2. Nho

a, Nguồn gốc

Cây nho (Vitis vinifera) thuộc họ nho (Ampelidaeae) gốc ở các miền ôn đới khô Âu Á (Acmêni – Iran).

b, Đặc điểm

Nho là một loại cây bụi lâu năm, có đặc trưng bởi các vòng xoắn – tua và mọc dài. Đây là một loại cây leo và thường leo trên đá hoặc thân cây. Các tua mọc trên cuống và được tin là cụm hoa bị thoái hóa.

Lá to, đối xứng, giống hình trái tim, và các cụm hoa mọc chéo qua chúng. Chúng có thể được xếp thành thùy hoặc dạng thùy với 3-5 thùy và các dây thần kinh riêng biệt. Hình dạng, kích thước và màu sắc của lá phụ thuộc vào giống nho.

Nho thuộc giống quả mọng. Kích thước và màu sắc của nho thay đổi tùy theo các giống khác nhau. Màu sắc, có thể đổi từ màu xanh lá cây sang màu đỏ đậm.

c, Cách chăm sóc

Để cây nho phát triển tốt khi trồng nên chọn đất tốt, làm đất kỹ, cầy bừa tạo tầng đất mặt sâu, tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi.

Đặc điểm của nghề trồng nho là phải cho cây leo giàn. Ở các nước nhiệt đới khác người ta dùng cọc hình chữ T bằng sắt hoặc bằng bê tông, tay dọc chữ T cắm sâu xuống đất.

Người ta thường trồng vào cuối mùa mưa tháng 12 – 1. Một năm sau tay và cành quả đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ, đại bộ phận lá đã chín thì người ta cắt để cho ra trái. 

3. Mướp

a, Nguồn gốc

Loài Mướp hương, mướp Ai Cập (Luffa aegyptiaca) có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Phi. Được giới thiệu và trồng ở nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi và Châu Á.

b, Đặc điểm

Mướp là một loài dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15-25 cm. Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 10 – 12 cm. Mặt lá ráp, tua cuốn phân nhánh. Hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả hình thoi hoặc hình trụ.

Quả thường có chiều dài 25 cm đến 100 cm. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường gân xanh, chạy dọc theo chiều dài quả.

c, Cách chăm sóc

Chỉ cần tưới nước vừa đủ để đất ẩm khoảng 90%. Thực hiện tưới đều đặn sáng sớm và chiều tối nếu thời tiết nắng nóng, gay gắt. Một lưu ý nhỏ, trong giai đoạn cây ra hoa không phun nước lên hoa và quả non. 

Khi mướp đã đủ cao để leo lên giàn, cắt bớt lá ở gốc để hạn chế sâu bọ gây hại và giúp cây thông thoáng hơn.Vào giai đoạn phát triển, cây cao khoảng 20-30cm và có quá nhiều dây leo, bạn hãy dùng kéo cắt một vài dây leo và rút dây xuống xung quanh gốc cây. Dùng vỏ trấu lấp nhẹ thân và chừa lại phần ngọn. 

4. Dưa chuột

a, Nguồn gốc

Dưa leo hay còn được gọi là dưa chuột thuộc họ Bầu bí với danh pháp khoa học là Cucurbitaceae.

b, Đặc điểm

Cây mọc bò, toàn thân có lông. Thân có nhiều cành, có góc. Lá mang cuống, phiến có từ 3-5 thuỳ hình hơi ba cạnh, mép có lông đứng. Hoa đơn tính, màu vàng, mọc 2-3 ở nách lá. Quả hình thuôn dài, hình trụ hai hơi ba cạnh, nhẵn hoặc hơi có bướu nhỏ, có thể dài 10-36cm, màu lục hay lục vàng nhạt, vàng hay vàng nâu. Hạt nhiều, hình trứng, trắng, dai, bóng.

c, Cách chăm sóc

Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, ra hoa của cây dưa leo mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá trình thụ phấn, thụ tinh. Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn là 17-24oC.

Dưa leo là cây ưa sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ ngày. Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn hơn. 

 Dưa leo là cây chịu úng kém. Tuy nhiên, do có lá to, diện tích lá lớn thoát nhiều hơi nước đồng thời trái chứa nhiều nước nên cần lượng nước rất lớn đặc biệt trong giai đoạn ra trái và thu hoạch.

5. Dưa lưới

a, Nguồn gốc

Dưa lưới có nguồn gốc từ châu Phi và Ấn Độ. Người Ai Cập là người đầu tiên trồng giống cây này, ban đầu dưa lưới nhỏ và ít ngọt, sau thời gian nó không ngừng phát triển cho đến nay trở thành loại trái to và ngọt.

b, Đặc điểm

Rễ cây dưa lưới lan rộng trên mặt đất, và có khả năng chịu hạn tốt

Thân: thân cây dưa lưới thuộc dạng thân thảo, bên ngoài có nhiều lông tơ. Thân dưa lưới có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và tua cuốn.

Lá: lá dưa lưới có hình xoan, có màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm.

Hoa: hoa dưa lưới mọc đơn ở nách. Hoa mọc thành chùm và có cuống ngắn. Hoa dưa lưới có năm cánh màu vàng.

Quả: quả dưa lưới có hình dạng rất phong phú, vỏ bên ngoài có nếp nhăn và không có lông.

c, Cách chăm sóc

Dưa lưới cần được tưới nước hàng ngày để đảm bảo độ ẩm phát triển, thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây là sáng sớm và chiều tối.

Khi cây có 2 -3 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa lá và bấm ngọn, bạn tiếp tục ngắt lá đến khi cây mọc đến lá từ 8 – 10 thì để nhánh đó lại. Đến giai đoạn cây có 22 – 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung vào nuôi quả.

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bạn cần làm giàn cho dưa leo, bạn có thể làm giàn lưới rồi lấy dây nilon buộc nhẹ cây vào giàn, nếu không bạn cũng có thể đóng cọc cho dưa leo cũng được.

6. Bầu

a, Nguồn gốc

Bầu bắt nguồn tại những nước Châu Phi và Ấn Độ. Sau nhiều năm, hiện tại cây bầu đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những nơi có khí hậu nhiệt đới.

b, Đặc điểm

Thân cây chỉ bằng ngón tay nhưng nhờ những tua cuốn nên chúng leo quấn khá xa. Cây phân nhiều nhánh, phát triển rất mạnh mẽ và cho nhiều quả.

Bộ rễ cây bầu phát triển rất nhanh. Rễ cây lan rộng ra đất lấy chất dinh dưỡng nuôi cây. Chúng còn có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt.

Lá bầu có hình dạng tương đối giống với lá cây mướp nhưng kích thước bé hơn và mỏng hơn.

Khi đủ tuổi trưởng thành, cây sẽ ra hoa và nhờ côn trùng và gió thụ phấn. Quả bầu có hình dạng và kích thước khác nhau. Thông thường, quả bầu hình trụ với chiều dài từ 50 – 100cm. Nếu để già, vỏ quả sẽ hóa gỗ.

c, Cách chăm sóc

Bầu cần khá nhiều nước nên bạn cần cung cấp nước thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 lần để cây đủ độ ẩm.

Giai đoạn cây bầu bắt đầu ra trái, bạn cần cung cấp nhiều nước hơn để cây đủ sức nuôi trái khỏe mạnh.

Để cây bầu cho nhiều quả, bạn cần cho dây leo giàn. Khi cây được khoảng 1m, bạn tiến hành làm giàn sau đó khoanh dây bầy vòng quanh gốc mấy vòng sau đó lấy đất chặn lên những đốt để cây phát triển rễ giúp gốc vững chắc hơn và tăng khả năng hút chất dinh dưỡng nuôi cây nuôi trái.

7. Bí

a, Nguồn gốc

Cây bí có nguồn gốc, xuất xứ từ châu Mỹ nhưng lại được nhân giống nhiều ở Ý. Sau đó, loài cây này được du nhập vào Châu Âu. Sau này, bí được gây giống và trồng ở khắp nơi trên thế giới.

b, Đặc điểm

Bí xanh có dạng thân thảo dây leo, chiều dài thân có thể dài từ 5 – 8 m tùy theo đặc điểm của từng giống và điều kiện canh tác. 

Thân được phủ lớp lông màu trắng dày và cứng, ở các phần mới phát triển như ngọn, lá non thì được phủ lớp lông càng dài và dày đặc hơn. Hình dạng thân là hình tròn trơn hoặc cạnh không rõ.

Lá bí xanh xòe, hình bầu được phủ lông, chiều ngang 10 – 20 cm. Hoa có màu vàng, mọc đơn. Quả có màu xanh lục khi còn non, màu sẽ nhạt dần và dần được phủ lớp phấn trắng lúc quả phát triển, chiều dài quả có thể đạt đến 2m.

c, Cách chăm sóc

Bí xanh là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, cây con yêu cầu 10 – 12 giờ chiếu sáng/ngày. Nhìn chung, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện 10 – 12 giớ chiếu sáng.

Hệ rễ phân bố ở tần đất mặt, khối lượng thân lá lớn, năng suất quả cao nên yêu cầu độ ẩm đất cao, nhưng không chịu ngập úng. 

Nhiệt độ thích hợp cho hoa, quả phát triển tốt là 24 – 25oC, có thể sinh trưởng bình thường khi nhiệt độ là 30oC. 

Đó là tất cả những thông tin bạn cần biết về 7 loại cây leo cho quả phổ biến có thể trồng trong sân vườn này. Bạn có thể cân nhắc và trồng một hoặc một vài loại trên tuỳ theo sở thích của gia đình. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm các loại cây ăn quả hoặc cây cảnh sân vườn khác tại đây.

Hãy đăng ký ngay và theo dõi kênh Youtube Cảnh quan sân vườn Cayplus để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về sân vườn và hồ cá Koi nhé!