location Số 72, ngõ 8, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội
Home > Blog > 10 Cách làm trong nước hồ cá đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm
10 Cách làm trong nước hồ cá đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm

Nước hồ cá bị đục sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của đàn cá, đồng thời cũng làm mất mỹ quan không gian. Vậy vì sao nước hồ cá bị đục? Có những cách nào để làm trong nước hồ cá nhanh gọn, tiết kiệm và dễ thực hiện không? Trong bài viết ngày hôm nay Cayplus sẽ đem đến cho bạn 10 cách làm trong nước hồ cá mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.

Nguyên nhân nước hồ cá bị đục

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước hồ cá bị đục. Việc xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có hướng xử lý triệt để và hiệu quả

  • Thức ăn thừa, phân cá tích tụ lâu ngày: Nguyên nhân đầu tiên chính là do vi khuẩn phát triển khi thức ăn thừa và phân cá tích tụ quá nhiều, lâu ngày sẽ làm cho nước hồ bị đục và có mùi hôi.
  • Mật độ cá trong hồ quá dày: Cũng có thể do bạn nuôi mật độ cá quá đông khiến lượng chất thải của cá ra nước nhiều lên, làm quá khả năng xử lý của hệ thống lọc khiến cho nước của hồ bị đục.
  • Hệ thống lọc nước hoạt động kém hiệu quả: Khi bộ lọc nước bị tắc nghẽn hoặc hoạt động yếu dần đi sẽ không thể lọc hết chất thải cũng làm cho nước hồ bị đục.
  • Nguồn nước thay không sạch hoặc không qua xử lý: Bạn cũng nên xác định lại xem nguồn nước của mình có sạch hay không. Rất có thể nước hồ cá bị đục nhanh hơn bình thường do nguồn nước nhà bạn có chứa nhiều tạp chất, clo dư hoặc kim loại nặng…
  • Mật nước tiếp xúc với không khí ít, thiếu oxy: Nguyên nhân cuối cùng có thể là do nước bị thiếu oxy. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn yếm khí phát triển mạnh và phân hủy các chất hữu cơ, tạo ra khí độc và gây hại cho cá. Đồng thời cũng làm nước hồ cá bị đục và có mùi hôi.

hồ cá bị đục

10 Cách làm trong nước hồ cá nhanh – gọn – lẹ

Thay nước hồ cá định kỳ

Việc thay nước hồ cá một cách định kỳ sẽ là yếu tố cần thiết để giúp bạn làm sạch bể nước. Công việc này cũng sẽ cung cấp nguồn nước mới giàu oxy hơn cho cá.

Bạn nên thay nước hồ cá khoảng 1/3 đến 1/4 lượng nước mỗi tuần hoặc hai tuần một lần. Tất nhiên tần suất này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như mật độ cá, hệ thống lọc hay kích thước của hồ cá…

Sử dụng hệ thống lọc chất lượng

Hệ thống lọc nước là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đàn cá của mình luôn khỏe mạnh. Hệ thống lọc nước không chỉ loại bỏ cặn bẩn và thức ăn thừa mà còn loại bỏ cả các chất độc hại có trong nước. Từ đó giúp nước trong hơn, cá của bạn cũng sẽ có môi trường sống trong lành.

Hiện trên thị trường có khá nhiều hệ thống lọc nước khác nhau như lọc tràn, lọc thác, lọc đáy,… Bạn có thể chọn lựa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế hay kích thước hồ cá của nhà mình.

Trồng cây thủy sinh trong hồ

Một biện pháp nữa cũng được nhiều người ứng dụng để làm sạch nước hồ cá chính là trồng cây thủy sinh bên trong.

Những loại cây này ngoài việc là vật trang trí giúp hồ cá đẹp hơn mà còn là “lá phổi xanh” khiến cho nước luôn trong vắt một cách tự nhiên.

Cây thủy sinh ở bên trong hồ sẽ hấp thụ CO2 và các chất dinh dưỡng dư thừa từ phân cá, đồng thời giải phóng oxy vào nước. Từ đó giúp đàn cá của bạn dễ dàng hô hấp.

Hơn thế, cây thủy sinh còn là nơi trú ẩn và sinh sản vô cùng tuyệt vời cho đàn cá nhà bạn. Chúng sẽ tạo được môi trường sống gần gũi với thiên nhiên.

Một số cây thủy sinh bạn có thể cân nhắc chọn lựa như cây dương xỉ lá kim, cây rong đuôi chó hay cây la hán xanh…

hồ cá bị đục nước

Cho cá ăn vừa đủ

Có rất nhiều bạn có thói quen đổ nhiều thức ăn vào cho cá. Đây là một thói quen vô cùng sai lầm khiến cho nước hồ cá nhanh bị đục.

Khi cá không ăn hết thức ăn thì chúng sẽ bị lắng xuống đáy hồ, phân hủy và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cuối cùng sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.

Bạn cần cho cá ăn lượng vừa đủ, có thể chia làm nhiều lần. Bạn hãy xem và quan sát cá ăn thế nào. Nếu như chúng ăn hết thì lần sau bạn có thể tăng lượng thức ăn thêm một chút.

Vệ sinh đá, sỏi dưới đáy hồ thường xuyên

Có thể bạn đã biết đáy hồ là nơi tích tụ rất nhiều phân cá, thức ăn thừa, rồi cặn bẩn… Chính vì thế việc vệ sinh sỏi và đá ở dưới đáy hồ một cách thường xuyên sẽ giúp nước ít bị ô nhiễm, trong lành và có thể hạn chế mầm bệnh cho đàn cá.

Để vệ sinh thì bạn có thể sử dụng các dụng cụ hút đáy, siphon hoặc thay nước để vệ sinh đáy hồ. Tần suất vệ sinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng bẩn hay mật độ cá trong hồ nhà bạn.

Kiểm soát mật độ cá

Bạn cũng cần kiểm soát mật độ cá trong hồ. Nếu như mật độ quá dày sẽ làm cho lượng chất thải tăng cao và làm quá tải hệ thống lọc, khiến hồ cá nhanh bị đục và bị thiếu oxy.

Cần tính toán mật độ cá một cách phù hợp nhất với thể tích của hồ.

Thông thường, với mỗi cm chiều dài của cá trưởng thành, bạn cần ít nhất 1 lít nước.

hồ cá koi bị đục

Dùng vi sinh để xử lý nước hồ cá

Những vi sinh vật có lợi sẽ giúp làm trong nước hồ cá một cách tự nhiên. Chúng hoạt động bằng cách phân hủy các chất hữu cơ có trong thức ăn thừa hay phân cá thành các chất dinh dưỡng vô hại. Và cá có thể sẽ ăn lại các chất được tạo ra này.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sản phẩm men vi sinh chuyên dụng cho hồ cá khác nhau. Bạn có thể nhờ chủ cửa hàng tư vấn và mua về sử dụng theo hướng dẫn.

Bổ sung muối hột vào hồ cá

Có thể nói đây là một nguyên liệu giá thành rẻ, dễ kiếm nhưng lại có tác dụng vô cùng tuyệt vời với hồ cá của bạn.

Muối giúp diệt vi khuẩn, khử trùng nước và thậm chí còn hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp ở cá. Tuy nhiên bạn nên lưu ý sử dụng muối hột sạch, không chứa iốt.

Về liều lượng sử dụng thì còn cần phụ thuộc vào loại cá và tình trạng sức khỏe của cá.

Kiểm soát ánh sáng tự nhiên chiếu đến hồ

Tuy hồ cá cũng cần ánh sáng tự nhiên chiếu đến nhưng nếu như để ánh nắng chiếu trực tiếp vào hồ cá trong thời gian quá dài sẽ làm cho nhiệt độ nước tăng lên và kích thích rêu tảo phát triển.

Chúng sẽ cạnh tranh dinh dưỡng và oxy với cá, đồng thời làm cho nước nhanh bị đục. Chính vì vậy bạn nên đặt hồ cá ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Theo dõi chất lượng nước thường xuyên

Cuối cùng, các bạn cần phải theo dõi các thông số chất lượng nước một cách thường xuyên. Ví dụ như độ pH, nồng độ Amoniac, Nitrit, Nitrat,… Từ đó chúng sẽ giúp bạn nắm bắt được tình hình sức khỏe của hồ nước.

Nếu như xuất hiện điều bất thường bạn sẽ kịp thời xử lý. Bạn có thể mua khá nhiều loại dụng cụ đo các thông số nước đơn giản trên thị trường hoặc trên các sàn thương mại điện tử.

Các thắc mắc về nước hồ cá thường gặp

Có rất nhiều người vừa mới thay nước trong hồ nhưng chỉ được một hai hôm đã lại bị đục. Nếu gặp trường hợp này bạn cần đảm bảo chất lượng nguồn nước nhà mình. Bên cạnh đó, các bạn cũng xem xét nếu có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc nồng độ pH giữa nước cũ và nước mới. Hoặc cũng có không ít trường hợp nguyên nhân là do bạn chưa vệ sinh hồ cá kỹ.

Bạn cần lưu ý sử dụng thuốc hay hóa chất để làm sạch hồ cá chỉ là biện pháp tạm thời, thậm chí chúng còn gây hại cho cá và hệ vi sinh vật có lợi ở trong hồ nếu bạn không biết sử dụng đúng cách.

Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên các giải pháp an toàn hơn như:

  • Thay nước định kỳ.
  • Vệ sinh hồ cá thường xuyên.
  • Sử dụng hệ thống lọc nước hiệu quả.
  • Trồng cây thủy sinh.
  • Kiểm soát mật độ cá.
  • Sử dụng vi sinh xử lý nước.

Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mật độ cá ở trong hồ, kích thước hồ cá hay các loại thức ăn và hệ thống lọc.

Thông thường thì bạn có thể vệ sinh toàn bộ hồ cá khoảng 3 đến 6 tháng một lần hoặc cần vệ sinh ngay nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu sau:

  • Nước hồ cá nhanh bị đục, có mùi hôi khó chịu dù đã thay nước.
  • Rêu hại phát triển mạnh, gây mất thẩm mỹ.
  • Xuất hiện nhiều cặn bẩn, thức ăn thừa tích tụ dưới đáy hồ.
  • Cá có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ, nằm im một chỗ,…

Chăm sóc hồ cá và đem đến một môi trường sống lý tưởng cho chúng không hề khó đúng không nào? Chỉ cần một chút thời gian, công sức và áp dụng 10 cách làm trong nước hồ cá mà Cayplus chia sẻ trong bài viết này, đảm bảo bạn sẽ thành công.

Cần tư vấn thêm về thiết kế và thi công hồ cá đừng quên liên hệ ngay hotline của chúng tôi bạn nhé.